Văn hoá công nghệ đang đẩy nữ giới ra ngoài lề

15:12, 19/06/2016

Động lực xã hội và sự thích hợp về văn hoá là những lý do chính khiến tỷ lệ nhân viên nữ lựa chọn ở ngành nghề nào đó ở mức thấp hơn so với nam giới.

Động lực xã hội và sự thích hợp về văn hoá đang là những lý do chính mà khiến tỷ lệ nhân viên nữ lựa chọn ở lại một ngành nghề nào đó ở mức thấp hơn so với đồng nghiệp nam giới, theo một nghiên cứu của các tác giả tại Đại học California.

Nghiên cứu được thực hiện trên 40 sinh viên đại học ngành kỹ thuật có ghi chép nhật ký ít nhất 2 lần mỗi tháng, cung cấp hơn 3.000 đầu mục ghi chép cho nghiên cứu để phân tích.

Đặc biệt là đối với các trường hợp thực tập sinh, các sinh viên làm thêm công việc trong mùa hè, nghiên cứu chỉ ra rằng phụ nữ bị loại ra khỏi cuộc chơi hoặc bị xem là thứ yếu so với các đồng nghiệp nam, trong khi đó có những cơ hội tốt hơn.

“Giới hoá ra là một khác biệt lớn”, Giáo sư Susan Silbey, một trong các tác giả nghiên cứu, nói. “Đó là một hiện tượng mang tính văn hoá.”

Hiện tượng này, các tác giả nói, là lý do vì sao phụ nữ chiếm tới 20% số cử nhân kỹ thuật, nhưng chỉ có 13% số họ được tuyển dụng đi làm. Bên cạnh đó, không khí thiếu tôn trọng cũng là một lý do khác không được hoan nghênh.

“Đối với nhiều phụ nữ, trải nghiệm hợp tác đầu tiên của họ là được đối xử theo một cách thức đã định hình sẵn với sự nhấn mạnh vào giới tính của họ (thường là coi nhẹ)”, nghiên cứu nói.

Nhiều công ty công nghệ lớn như Google, Microsoft, Facebook, vv…đã công bố công khai số liệu tuyển dụng của họ, với đối tượng chính một lần nữa lại là nam giới, chiếm đến 68% số nhân sự, theo một báo cáo nghiên cứu 12 công ty lớn của GigaOm năm 2014.

Đã có một vài bước đi cụ thể được tiến hành nhằm làm giảm khoảng cách về giới, đặc biệt trong lĩnh vực kỹ thuật. Tuy nhiên, với tầm nhìn được lý tưởng hoá của ngành kỹ thuật Mỹ về điều này, mọi thứ dường như bị phản tác dụng bởi nhiều doanh nghiệp từ chối thừa nhận có tồn tại vấn đề nào đó về phân biệt giới tính.

Cẩm Thịnh (theo tapchibcvt.gov.vn)