VDC V-BACKUP - Làn gió mới cho lưu trữ “trên mây” ?

09:21, 17/03/2012

Công nghệ thông tin (CNTT) ngày càng phát triển chóng mặt, một trong những nhu cầu thiết yếu mà bất cứ người dùng cá nhân hay tổ chức đều quan tâm đó là quản lý và sao lưu dữ liệu. Làm thế nào để quản lý, sao lưu dữ liệu an toàn, hiệu quả? Là câu hỏi dành cho bất cứ người dùng CNTT nào, nhất là đối với các tổ chức, doanh nghiệp mà đặc biệt trong đó, khối các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) rất chú trọng vấn đề này.

 

Cầu-Cung liệu đã cân bằng?

 

Không khó để nhận thấy rằng nhu cầu quản lý, sao lưu dữ liệu hiện nay là vô cùng lớn. Với một người dùng, là dân văn phòng thông thường, cũng ít nhất nào là USB, thẻ nhớ (thường là thẻ SD vì tính thông dụng của nó), ổ cứng di động… Dù có khi họ chưa chắc đã tận dụng hết hiệu năng của những thiết bị lưu trữ mình đang có. Nếu là một người làm việc khoa học, và cẩn thận, “biết trước, biết sau”, dù kiến thức về CNTT chỉ là hạng “bình dân”, cũng ít nhất một lần trong ngày làm việc sử dụng tới USB hay các thiết bị lưu trữ khác. Tuy nhiên, hạn chế duy nhất của các thiết bị lưu trữ cá nhân vẫn là tính an toàn, bảo mật, cho dù dung lượng cũng ngày càng được tăng lên đáng kể: ổ cứng di động đã không dừng ở dung lượng GB mà là 1 đến vài Terabites – 1T = 1024 GB. USB hay thẻ nhớ SD thông dụng thì dung lượng 32 hay 64 GB là bình thường. Nhu cầu cá nhân là vậy, huốn gì là các tổ chức hay doanh nghiệp.

 





Các doanh nghiệp hiện nay đối diện với rất nhiều thách thức trong vấn đề quản lý và sao lưu dữ liệu, đó là: Dung lượng lưu trữ dữ liệu ngày càng tăng. Mức độ phức tạp trong việc quản lý các tầng khác nhau của hệ thống lưu trữ ngày càng tăng theo. Chi phí quản lý lưu trữ tăng, nhu cầu nâng cấp và đầu tư các loại máy chủ và hệ điều hành. Cân nhắc địa điểm đặt máy chủ tại văn phòng doanh nghiệp hoặc đặt tại trung tâm dữ liệu của nhà cung cấp dịch vụ. Ngừng dịch vụ, mất dữ liệu làm mất khả năng kinh doanh. Khó khăn và chi phí cho hỗ trợ 24/7. Môi trường CNTT trở nên phức tạp về kiến trúc, vận hành và quản lý…

 

Tuy các thiết bị hỗ trợ, và dịch vụ lưu trữ xuất hiện ngày càng nhiều, nhưng để thỏa mãn nhu cầu người dùng thì có vẻ như: “Cung có nhiều mấy cũng chẳng vừa /  Cầu đã khó tính lại càng tăng thêm”… Do vậy, để có được công cụ quản lý lưu trữ như ý quả không dễ dàng chút nào.


 

Hơn nữa, tình trạng máy tính hư hỏng càng ngày càng nhiều do môi trường, khí hậu, thiên tai dẫn đến mất tất cả tài liệu, chứng từ quan trọng của công ty theo đó “không cánh mà bay”. Việc cứu lại dữ liệu lại rất khó khăn, tốn kém nhưng kết quả không chắc chắn rằng sẽ cứu được nguyên vẹn toàn bộ dữ liệu. Môi trường kinh doanh càng ngày càng rủi ro và nguy hiểm do máy tính thường xuyên bị virus, sự chủ quan của con người luôn mang lại những hậu quả và thiệt hại to lớn.



 

Và, việc nghiên cứu, đầu tư một hệ thống quản lý sao lưu dữ liệu không những là tối cần thiết, mà còn là bài toán tuy nhiều lời giải, nhưng không dễ có được đáp án sắc đáng đối với các doanh nghiệp. Mà, câu hỏi duy nhất thấy được: Lựa chọn giải pháp nào?



 

V-BACKUP: Lựa chọn tốt cho doanh nghiệp nhỏ và vừa


 

Nắm bắt nhu cầu và thực trạng về vấn đề quản lý sao lưu dữ liệu, VDC cùng IBM vừa cho ra mắt V-Backup - Dịch vụ sao lưu trên môi trường điện toán đám mây của VDC, trên nền giải pháp SmartCloud Managed Backup Service của IBM.

 

Với kinh nghiệm lâu năm cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực Internet, truyền số liệu và CNTT, VDC xác định: An toàn dữ liệu, Hiệu quả chi phí và Kiến thức chuyên môn là ba yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển bền vững của bất cứ tổ chức, doanh nghiệp nào. V-Backup sẽ đảm bảo được ba yếu tố đó và có khả năng phù hợp với nhiều tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam.

 

Trao đổi với phóng viên báo Xã hội Thông tin Online, Tiến sĩ Trần Viết Huân, Giám đốc kiêm Kiến trúc sư trưởng Trung tâm Giải pháp Điện toán đám mây, IBM Việt Nam cho biết: V-Backup không phải là giải pháp riêng của IBM hay VDC, mà đây là sản phẩm của quá trình phát triển những chuẩn hóa về quản lý, sao lưu dữ liệu được tối ưu hóa cho phù hợp với nhu cầu của các doanh nghiệp Việt Nam. V-Backup đáp ứng cả nhu cầu backup định kỳ và online backup, tùy theo mức độ quan trọng và khối lượng dữ liệu mà chúng tôi có những tư vấn, giải pháp hợp lí, hiệu quả.

 

Khi được hỏi về tính rủi ro trong quá trình ứng dụng V-Backup, ông Nguyễn Thanh Tùng, Quyền Giám đốc Trung tâm CNTT - VDC cho biết: Trong quá trình sử dụng dịch vụ V-Backup, chúng tôi hỗ trợ doanh nghiệp nhiều mức độ khác nhau, đảm bảo giảm thiểu rủi ro, hạn chế tối đa sự cố, nếu là do thiết bị phần cứng hay yếu tố con người thì luôn có đội ngũ chuyên gia 24/24 để khắc phục, xử lý sự cố. Hơn nữa, nếu đang trong quá trình sao lưu mà xả ra sự cố mạng thì các bạn cũng yên tâm, không lo thất thoát dữ liệu hay “sôi hỏng, bỏng không”, bởi lẽ chúng tôi luôn có đường truyền dự phòng đảm bảo kết nối mạng thông suốt, và kiến trúc đường truyền được xây dựng tối ưu, đảm bảo nếu một “mắt xích” có sự cố cũng không ảnh hưởng gì đến toàn bộ hệ thống.

 

 


Ông Hàn Quốc Ân, Giám đốc Dịch vụ Công nghệ toàn cầu, IBM Việt Nam: Một trong những thách thức lớn nhất đối với các doanh nghiệp đó là thói quen sử dụng. Theo khảo sát của chúng tôi, các doanh nghiệp Việt Nam có nhu cầu sao lưu dữ liệu rất lớn, họ sẵn sàng đầu tư nhưng lại thiếu những kỹ năng cần thiết để quản lý và bảo vệ cơ sở dữ liệu hiệu quả. Với kinh nghiệm lâu năm của IBM và VDC, chúng tôi tin rằng, sẽ cung cấp tới khách hàng dịch vụ sao lưu dữ liệu trên nền điện toán đám mây tối ưu nhất, với chi phí đầu tư hợp lí nhất.

 

 

V-Backup giúp cho khách hàng, doanh nghiệp: Sao lưu và bảo vệ tốt nhất dữ liệu kinh doanh tại chỗ một cách linh hoạt, tự động; Kiểm soát quá trình sao lưu, khôi phục dữ liệu từ xa, hạ thấp rủi ro hoạt động và chi phí. Khách hàng có thể tùy chọn việc triển khai một kế hoạch sao lưu, duy trì và khôi phục dữ liệu để đảm bảo được khả năng truy cập thông tin một cách liên tục, an toàn với độ sẵn sàng cùng khả năng mở rộng khi có nhu cầu. Đây cũng là mô hình hoạt động trả tiền theo thực tế sử dụng (pay-as-you-grow) đầu tiên dựa trên nền tảng điện toán đám mây của IBM tại Việt Nam.

 

 
 
Chu Tấn
TIN LIÊN QUAN