Về sự cố cáp biển AAG: VNPT đang tích cực xử lý
Như nhiều báo đã đưa, lúc 18h33’ ngày 15/7, tuyến cáp quang biển AAG đoạn từ Vũng Tàu đi Hồng Kông, thuộc hệ thống cáp quang biển quốc tế AAG bị sự cố.
- VNPT-I khai trương văn phòng đại diện tại Cambodia
- VNPT Hà Nội đẩy mạnh thanh toán hóa đơn trực tuyến
- VNPT Tiền Giang hoàn thiện Cổng TTĐT cho Tỉnh
- VNPT ủng hộ 500 triệu đồng cho Hoàng Sa, Trường Sa
- Nhật Bản sửa chữa đường cáp quang bị hư hỏng dưới đáy biển
- Nền tảng công nghệ Centrino trong các CPU
Đây là một sự cố bất khả kháng, gây sụt giảm khoảng 40% dung lượng băng thông Internet quốc tế từ Việt Nam đi Hồng Kông, Mỹ của tất cả các nhà mạng tại Việt Nam đang khai thác, chuyển lưu lượng trên tuyến cáp quang biển này, bởi điểm cập bờ vào Việt Nam (duy nhất) của tuyến cáp quang biển AAG là ở Vũng Tàu.
Sơ đồ tuyến của hệ thống cáp quang biển quốc tế AAG.
Tập đoàn VNPT là doanh nghiệp có nhiều thuê bao Internet nhất tại Việt Nam, đồng thời có dung lượng lớn nhất đi trên tuyến cáp quang biển AAG này, nên để đảm bảo việc truy cập mạng của các thuê bao Internet, VNPT đã nhanh chóng chuyển dung lượng sang các hướng khác, gồm các tuyến cáp quang trên đất liền và cáp biển SMW3.
Cho đến hôm nay (18/7), ngoại trừ truy cập vào trang tìm kiếm Google và gmail – khả năng do có cùng lượng người truy cập vào nhiều, về cơ bản, việc truy cập vào các trang tin nước ngoài đã trở lại bình thường, tuy có chậm hơn đôi chút. Dĩ nhiên, đối với các trang tin trong nước, các địa chỉ có đuôi “.vn”, mọi hoạt động vẫn bình thường và hầu như không bị ảnh hưởng.
Ngay sau khi sự cố xảy ra, Tập đoàn VNPT đã khẩn trương làm việc với nhà quản trị hệ thống AAG để có phương án sửa chữa, khắc phục sự cố trong thời gian ngắn nhất có thể. Đồng thời cùng nhau định tuyến, khôi phục và chuyển lưu lượng qua các hướng ưu tiên khác như đã nói.
Được khánh thành và đưa vào sử dụng từ tháng 11/2009, tuyến cáp quang biển AAG có chiều dài hơn 20.000km, dung lượng thiết kế đạt 2 Terabit/giây, kết nối trực tiếp khu vực Đông Nam Á với Mỹ. Cùng đó, AAG còn có thể kết nối đến Australia, Ấn Độ, Châu Âu và châu Phi thông qua các điểm cập bờ khác của hệ thống.
Thanh Trà