Vì sao IS thường dùng Telegram và Gmail để liên lạc?

18:57, 04/05/2016

Nghiên cứu do Trend Micro cho thấy, Telegram và Gmail là hai phần mềm chat, email được các tổ chức khủng bố rất chuộng để trao đổi các thông tin mật.

Để đưa ra kết luận cho nghiên cứu nói trên, các nhà nghiên cứu tại Trend Micro đã theo dõi và phân loại thông tin liên lạc của 2.301 tài khoản khác nhau của bọn khủng bố. Kết quả cho thấy, Telegram, sản phẩm phần mềm chat của một doanh nhân công nghệ người Nga rất được nhóm khủng bố ISIS ưa chuộng để trao đổi các thông tin tối mật và tránh bị phát giác. Dịch vụ nhắn tin di động này được cung cấp miễn phí và rất nổi tiếng vì tính năng ẩn danh và mã hóa được 34% các phần tử Hồi giáo sử dụng.


Ngoài, Telegram, Signal, WhatsApp, Wickr, Surespot và Threema cũng là các ứng dụng chat phổ biến khác của bọn khủng bố bởi tính năng mã hóa, biến văn bản thành các dòng mã linh tinh của các ứng dụng này. Tuy nhiên, mới đây, WhatsApp gần như bị thất sủng bởi các thành phần bất hảo này sau khi xảy ra vụ việc 16 kẻ khủng bố bị bắt giam trong một cuộc truy quét chống khủng bố nhờ sự hỗ trợ của gián điệp WhatsApp.


Bên cạnh các ứng dụng chat, báo cáo của Trend Micro còn cho thấy, 34% phần tử Hồi giáo rất tin dùng dịch vụ Gmail và xem Gmail như là kênh trao đổi email chính thống. Và các nhóm khủng bố cũng không ngoại lệ, thống kê báo cáo của Trend Micro phản ánh.


Ngoài Gmail, Mail2T và SIGAINT cũng là hai dịch vụ email được ưa chuộng, có đến 20% phần tử sử dụng dịch vụ này. Khác với Gmail, vị trí địa lý của người Gmail vẫn có thể được FBI tìm ra bằng cách yêu cầu Google tiết lộ địa chỉ IP, Mail2T và SIGAINT lại rất khó theo dõi do chúng hoạt động trên mạng ẩn danh Tor, hệ thống có khả năng che giấu đối tượng đang sử dụng  Mail2T và SIGAINT để trao đổi email. 


Mặc dù không được sử dụng phổ biến nhưng các dịch vụ email của RuggedInbox và Yahoo cũng được các tổ chức khủng bố dùng để trao đổi. Nhằm tăng cường khả năng mã hóa email, từ năm 2007, các phần tử Hồi giáo đã tự phát triển phần mềm chuyên nghiệp đầu tiên Mojahedeen Secrets cho các phần tử cực đoan. Ngoài ra, các thành phần này còn tạo ra công cụ Asrar al-Dardashah cài vào AIM, Google Talk, MSN và Yahoo để mã hóa các cuộc nói chuyện qua các tài khoản này.


Trước hàng loạt các dịch vụ chat và email tiến triển hơn về chức năng mã hóa, các chuyên gia nhận định ngày càng khó lần theo dấu vết của bọn khủng bố hơn, trong đó có nhà nước khủng bố Hồi giáo tự xưng ISIS.

 

Hoàn Thiện