Video Call – khởi đầu cuộc cách mạng thứ 3

10:10, 24/01/2012

Dịch vụ Video Call hay còn được gọi là Videoconferencing hoặc trong tiếng Việt được dịch ra là dịch vụ Điện Thoại Truyền Hình hiện nay đang là một dịch vụ rất phổ biến trên thế giới. Tại Việt Nam, nhờ có sự phát triển của mạng 3G mà dịch vụ này cũng đạt được những bước tiến rõ rệt. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, Video Call chỉ là một bước đệm cho một cuộc cách mạng di động mới trong tương lai.

 

VideoConferencing

 

Video Call trong điện thoại thực chất chỉ là một dịch vụ nhỏ được phát triển từ dịch vụ VideoConferencing (Hội nghị truyền hình) vốn rất phổ biến trong mô hình giao tiếp ở các công ty hoặc ở các cơ quan, tổ chức lớn. Về lịch sử, dịch vụ này đã được nghiên cứu trong nhiều công trình thuộc nhóm ngành viễn thông liên lạc từ những năm 60 và đến những năm 80 của thế kỷ XX, nó đã chính thức được hình thành và đạt được những sự phát triển vượt bậc.

 



“Khác với các phương tiện trao đổi thông tin khác như điện thoại, dữ liệu, Video Call/ VideoConferencing cho phép mọi người tiếp xúc với nhau, nói chuyện với nhau thông qua tiếng nói và hình ảnh trực quan. Việc sử dụng công nghệ hội nghị truyền hình, cho thấy hiệu quả sử dụng của nó đã đem lại lợi ích hiệu quả kinh tế rõ rệt, ứng dụng truyền hình cho việc giao lưu, gặp gỡ, hội nghị, hội thảo, đào tạo, chăm sóc sức khỏe từ xa trong ngành y tế, các lĩnh vực khác trong nền kinh tế là sự hợp tác, nghiên cứu và phát triển không ngừng đã đem lại lợi ích và hiệu quả kinh tế vô cùng to lớn cho xã hội”, một chuyên gia cho biết.

 

Nếu như vào thời điểm mới hình thành, VideoConferencing cần phải hoạt động dựa trên những hệ thống cồng kềnh, phức tạp bao gồm khá nhiều thiết bị (bao gồm cả phần cứng và phần mềm) để truyền tải hình ảnh và âm thanh giữa hai hoặc nhiều địa điểm từ xa kết nối qua đường truyền mạng Internet, WAN hay LAN, để đưa tín hiệu âm thanh và hình ảnh của các phòng họp đến với nhau như đang ngồi họp cùng một phòng họp và để cho phép hai hoặc nhiều địa điểm cùng đồng thời liên lạc hai chiều thông qua video và truyền âm thanh thì nay, trên các thiết bị di động – nhất là ở những smartphone, tablet,… dịch vụ VideoConferencing đã được đơn giản hóa rất nhiều với một diện mạo và tên gọi hoàn toàn mới, Video Call. 

 

Những cuộc cách mạng

 



Ngay sau khi VideoConferencing ra đời, các hãng di động lớn tại Hoa Kỳ trong đó có Motorola đã nhanh chóng nghiên cứu để tích hợp dịch vụ này vào trong các điện thoại do mình sản xuất ra cũng như các nhà mạng đã nghiên cứu các hướng mở để giúp truyền tải âm thanh, hình ảnh, video trên sóng di động với tốc độ nhanh hơn, đảm bảo các yêu cầu mà một cuộc gọi Video Call bình thường cần có. Theo các nhà nghiên cứu, vào thời điểm đầu của sự hình thành và phát triển Video Call, chất lượng của dịch vụ này thường chỉ áp dụng cho giới nhà giàu nên vào lúc ấy, không có quá nhiều người tiếp cận được với các dịch vụ trên. Tuy vậy, ngay sau khi công nghệ 3G ra đời, Video Call đã có sự phát triển vượt bậc với lượng người sử dụng tăng nhanh chóng nhờ sự giảm giá mạnh của cước phí dịch vụ cũng như chất lượng dịch vụ. “3G chính là linh hồn của Video Call”, một cựu viên chức Motorola nhận định.

 

“Trong lĩnh vực công nghệ di động, có 3 cuộc cách mạng lớn”, một chuyên gia cho hay, “việc chuyển từ điện thoại quay số cố định sang điện thoại di động trong những năm 1930 được đánh giá là sự kiện có ý nghĩa trọng đại thúc đẩy kỷ nguyên di động bước vào một thời kỳ mới”. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, mặc dù điện thoại di động có nhiều ý nghĩa nhưng đến khi nhu cầu truyền tải dữ liệu tăng lên và các nhà sản xuất điện thoại di động muốn biến chiếc máy nhỏ bé này thành những văn phòng làm việc di động thì dường như, ý nghĩa của cuộc cách mạng thứ nhất đã bị lu mờ dần. “Công nghệ di động cần một cuộc cách mạng mới”, một nhà nghiên cứu cho biết, “và đó là lý do mà 2G, 3G hay thậm chí là 4G ra đời nhằm tăng cường tốc độ truyền tải dữ liệu”.

 

Video Call

 

“Nếu nhìn vào thực tế, hai cuộc cách mạng di động trước đó chỉ tập trung vào yếu tố tốc độ và khả năng truyền dữ liệu thì cuộc cách mạng thứ ba trong lĩnh vực này lại tập trung vào các vấn đề giá trị gia tăng. Hàng loạt các dịch vụ phụ trội trên nền Web và SMS đã được thúc đẩy với những bước tiến nhảy vọt ngay sau khi 2G và nhất là 3G, 4G ra đời”, Mobile Burn nhận định. “Tuy thế, vẫn chưa thể tìm ra được một công nghệ nào thực sự ấn tượng và mang dáng dấp công nghệ đại diện cho cuộc cách mạng thứ 3 trên bởi chúng quá nhiều và phát triển liên tục”. 

 

“Nếu một cách miễn cưỡng, tôi nghĩ Video Call có vẻ là dịch vụ tiêu biểu nhất cho cuộc cách mạng di động bởi nó mang dáp dấp của quá khứ khi có nguồn gốc từ một dịch vụ đã được cung cấp từ lâu ở các lĩnh vực khác nhưng lại có sự hiện đại nhờ cách thức tiếp cận hoàn toàn mới trên một thiết bị cũng rất mới – đó là điện thoại di động. Ngoài ra, dịch vụ này cũng không chỉ bó gọn trong phạm vi hẹp mà nó có thể liên kết với các dịch vụ Video Call ở các lĩnh vực khác trên PC, tablet, các hệ thống thoại chuyên dụng,… nên Video Call trong di động xứng đáng là một cái tên phải nhắc đến đầu tiên nhưng không phải là cái tên cuối cùng bởi sau Video Call, có thể còn có cái khác tốt hơn”, chuyên gia trên MarketWatch đánh giá.

 

Tương lai của cuộc cách mạng thứ 3 trên di động sẽ là Video Call nhưng cũng phải là Video Call như bây giờ!

 
 
XHTT
TIN LIÊN QUAN