Viễn thông Việt Nam 9 tháng đầu năm 2008
08:17, 13/10/2008
9 tháng đầu năm 2008 là năm kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn, lạm phát luôn ở mức cao, thị trường chứng khoán sụt giảm, giá vàng và giá dầu biến động mạnh. Trong bối cảnh kinh tế gặp nhiều khó khăn như vậy nhưng thị trường viễn thông Việt Nam chín tháng đầu năm vẫn có những bước phát triển ngoạn mục. Các tạp chí nước ngoài đã đánh giá đây là thị trường tiềm năng thứ 2 trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương…
1. Thị trường điện thoại nói chung
Tính đến hết tháng 9 năm 2008, theo số liệu thống kê của bộ TT&TT, tổng số thuê bao điện thoại tại Việt Nam ước đạt 70,4 triệu thuê bao, đưa mật độ điện thoại trên 100 dân đạt 82,5 máy/100 dân (Hình 1 và Hình 2).
1. Thị trường điện thoại nói chung
Tính đến hết tháng 9 năm 2008, theo số liệu thống kê của bộ TT&TT, tổng số thuê bao điện thoại tại Việt Nam ước đạt 70,4 triệu thuê bao, đưa mật độ điện thoại trên 100 dân đạt 82,5 máy/100 dân (Hình 1 và Hình 2).
Hình 1: Số thuê bao điện thoại toàn quốc theo các tháng năm 2009(Theo MIC)
Hình 2: Mật độ điện thoại tính trên 100 dân theo tháng năm 2008 (Theo MIC)
2. Thị trường di động
Thị trường di động tiếp tục chứng kiến sự cạnh tranh gay gắt của ba đại gia GSM là VinaPhone, Mobilephone và Viettel. Về thị phần Viettel đang dẫn đầu với 20 triệu thuê bao (chiếm 36,6%), tiếp theo là MobilePhone với 16,8 triệu thuê bao (30,3%), VinaPhone với 12,5 triệu thuê bao (23%), Sphone với 4,5 triệu thuê bao (6,25%), và Evn Telecom với 3,5 triệu thuê bao (4,5%) (Hình 3).
Tuy nhiên một vấn đề khiến nhiều người không khỏi băn khoăn là dù tốc độ phát triển thuê bao của các mạng di động là rất nhanh song có đến trên 90% thuê bao di động là thuê bao trả trước. Điều này không chỉ gây khó khăn trong vấn đề quản lý mà còn tạo sự không ổn định trong các mạng di động.
Hình 3: Thị phần thuê bao di động tại VN hết tháng 9/2008
Ngoài việc khuyến mại để cạnh tranh giành thị phần, thị trường di động chín tháng đầu năm còn chứng kiến sự trở lại của người anh cả trong làng di động Việt Nam: VinaPhone. Từ việc cơ cấu lại bộ máy lãnh đạo, đầu tư mạnh cho mạng lưới, đến việc liên tiếp đưa ra các chương trình khuyến mãi hấp dẫn, tất cả đều thể hiện quyết tâm giành lại vị trí đầu bảng của VinaPhone.
3. Điện thoại cố định
Do sự phát triển bùng nổ của di động nên sự phát triển của các thuê bao di động đã chững lại. Mạng di động với nhiều tiện ích, chương trình khuyến mại hấp dẫn đã khiến thị trường điện thoại cố định gần như đạt mức bão hòa. Thị trường điện thoai cố định vẫn gần như là sự độc chiếm của VNPT, với khoảng 10 triệu thuê bao.
Cố định không dây
3. Điện thoại cố định
Do sự phát triển bùng nổ của di động nên sự phát triển của các thuê bao di động đã chững lại. Mạng di động với nhiều tiện ích, chương trình khuyến mại hấp dẫn đã khiến thị trường điện thoại cố định gần như đạt mức bão hòa. Thị trường điện thoai cố định vẫn gần như là sự độc chiếm của VNPT, với khoảng 10 triệu thuê bao.
Cố định không dây
Tuy nhiên bên cạnh sự trầm lắng của thị trường cố định, thị trường điện thoại cố định không dây đã có những bước tiến đáng kể. Tính đến hết tháng 9/2008, tổng số thuê bao cố định không dây trên toàn quốc ước đạt 4,5 triệu thuê bao, trong đó Ecom của EVN Telcom có 3,2 triệu thuê bao (chiếm 71%), HomePhone của Viettel có 800.000 thuê bao (chiếm 17,8%) và Gphone của VNPT đạt 500.000 thuê bao (chiếm 11,2%).
Hình 4: Thị phần điện thoại cố định không dây
4. Internet
Internet Việt Nam có tốc độ phát triển rất nhanh, trong đó VNPT vấn đóng vai trò chủ đạo với 75% thị phần (tính theo số người sử dụng internet). Số người sử dụng Internet trên toàn quốc đạt trên 20 triệu người, tăng gấp 4 lần so với thời điểm đầu tháng 1/2008.
Tuy nhiên bên cạnh tốc độ phát triển khá nhanh, vấn đề chất lượng (tốc độ) của Internet Việt Nam vẫn là vấn đề nhức nhối. Các nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo tốc độ của mình với các gói cước khác nhau, song tốc độ thực tế khách hàng sử dụng không đạt như tốc độ cam kết. Trong thời gian tới cần tăng cường quản lý về vấn đề này để người dùng thực sự được hưởng tốc độ tương ứng với chi phí họ bỏ ra.
Kết luận
Mặc dù kinh tế toàn cầu và kinh tế VN đang gặp nhiều khó khăn song thị trường viễn thông VN nói chung vẫn phát triển nhanh và ổn định. Dự đoán trong 3 tháng cuối năm thị trường sẽ tiếp tục phát triển mạnh, đặc biệt là trong lĩnh vực di động.
Thanh Huyền
Trải nghiệm bắn súng thật tại gian hàng của Viettel trong Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024
Đề xuất tiêu chí chức danh chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành lĩnh vực công nghiệp quốc phòng, an ninh