Xe máy lưu thông ban ngày phải bật đèn: Liệu có phản tác dụng?

09:23, 24/12/2015

Tại hội thảo “Kinh nghiệm quốc tế về đảm bảo ATGT cho người đi môtô, xe máy và áp dụng tại Việt Nam”, Ủy ban ATGT cho rằng xe máy bật đèn ban ngày sẽ giảm tử vong.

xemay1

Số lượng tử vong giảm xuống được cho là hơn 500 người chết/năm. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, việc này không phù hợp với khí hậu tại Việt Nam, thậm chí có thể làm gia tăng tai nạn giao thông.

Không cần thiết

Theo ông Khuất Việt Hùng - Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT quốc gia, vấn đề sử dụng đèn chiếu sáng dành cho xe máy lưu thông vào ban ngày đã được nhiều quốc gia áp dụng thành công, giúp giảm thiểu TNGT ở những nước áp dụng giảm trung bình còn 25%. Nếu như quy định này được áp dụng tại Việt Nam, chắc chắn TNGT sẽ giảm, người dân lưu thông cũng an toàn hơn. “Hiện các bộ, ngành và các nhà sản xuất đang thảo luận về việc sử dụng công nghệ đèn tự động chiếu sáng phía trước của xe máy. Nếu nó được sự đồng thuận cao, đề xuất xe máy phải mở đèn ban ngày sẽ trở thành quy định bắt buộc” – ông Hùng cho hay.

Trước ý kiến đưa ra từ Ủy ban ATGT quốc gia, rất nhiều chuyên gia và người dân đều cho rằng, nếu áp dụng quy định ấy ở Việt Nam thì e không phù hợp. Ông Bùi Danh Liên - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội - cho rằng, theo quy chuẩn kỹ thuật các loại ôtô, xe máy ở Việt Nam, hiện chủ yếu sử dụng hai loại đèn, là đèn chuyển động (Moving Light) và đèn dừng (Stop Light). Trong khi đó, đèn được đề xuất là đèn Position Light (báo vị trí, có độ chiếu sáng bằng nửa loại thông thường nên gọi là đèn đờ-mi) nằm trước và sau xe. Việc bật đèn xe vào ban ngày có tác dụng báo vị trí xe trong điều kiện chiếu sáng không tốt. Ở một số loại xe, đèn này sẽ tự sáng khi xe khởi động hoặc chuyển động. Tuy nhiên, loại đèn này thường được dùng ở các nước thường xuyên có sương mù hoặc bị ô nhiễm khói bụi nặng, thì họ mới khuyến cáo lắp thêm đèn Position Light để các xe đi, dừng, đậu gần nhau nhận biết. Các nước này cũng có quy định bắt buộc ôtô, xe máy phải luôn dùng đèn Moving Light có màu vàng và không ai dùng đèn đờ-mi để chiếu sáng.

“Ở Việt Nam sương mù ít, mật độ không dày đặc (trừ một số tỉnh khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên), nên lái xe không bị cản trở trong quan sát và phát hiện các chướng ngại vật phía trước. Đặc biệt, Việt Nam có độ nóng cao, nhất là ở khu vực miền Trung, miền Nam số ngày nắng nhiều, nên không cần phải bật đèn thường xuyên. Ngoài ra, nước ta đã áp dụng quy định bật đèn chiếu sáng trong điều kiện sương mù, nên việc bổ sung này là không cần thiết” - ông Liên nêu quan điểm.

Cần nghiên cứu kỹ

Chúng ta có thể thấy rằng, rất nhiều các chính sách, sáng kiến thực hiện ở nước ngoài cho hiệu quả rất tốt, nhưng khi áp dụng tại Việt Nam làm theo thì nó lại phản tác dụng.

“Hệ thống giao thông ở nước ngoài rất hiện đại, đường to, còn ở Việt Nam đường nhỏ, người đông, tham gia lộn xộn. Khí hậu ở Việt Nam nóng, ánh sáng ban ngày lớn, việc bật đèn xe không chỉ gây lãng phí mà còn làm cho nhiệt độ môi trường tăng lên, đi ngược với chủ trương giảm thiểu ô nhiễm môi trường toàn cầu. Vì vậy, các cơ quan chức năng cần thận trọng. Nếu thấy cần thiết thì cũng nên thí điểm trước. Bên cạnh đó, hiện nhiều xe máy vẫn chưa có đèn chiếu sáng phù hợp, nếu áp dụng thì buộc các nhà sản xuất phải thay loại bóng đèn, bình ắc-quy có độ bền tốt hơn, chiếu sáng lâu hơn….và chắc chắn, chi phí sẽ tăng lên” – Đinh Thế Tuấn - chuyên gia giao thông phân tích.

Cùng chung quan điểm với ông Tuấn, bà Đinh Thị Thanh Bình - Trưởng bộ môn Quản lý giao thông vận tải (Đại học GTVT) - cho hay, xét về khía cạnh thì việc lắp thêm đèn pha tự động cũng là hợp lý để các phương tiện giao thông khi tham gia giao thông dễ được nhận diện hơn. Tuy nhiên, cần xem xét thật kỹ tính hiệu quả của nó và không nên áp dụng đại trà, chỉ nên áp dụng tùy vào địa bàn với thời tiết cụ thể. “Xét về chi phí của việc thay đổi, bổ sung thêm đèn này không lớn. Vấn đề ở đây là các cơ quan chức năng khi áp dụng quy định này tại Việt Nam có giảm được tai nạn không hay là phản tác dụng. Chúng tôi luôn ủng hộ các giải pháp giảm TNGT, giảm số người tử vong, nhưng việc gì cũng phải có lộ trình và nên có nghiên cứu thực sự, có hiệu quả mới đưa vào áp dụng” - bà Bình cho hay.

Số lượng tử vong giảm xuống được cho là hơn 500 người chết/năm. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, việc này không phù hợp với khí hậu tại Việt Nam, thậm chí có thể làm gia tăng tai nạn giao thông.

Không cần thiết

Theo ông Khuất Việt Hùng - Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT quốc gia, vấn đề sử dụng đèn chiếu sáng dành cho xe máy lưu thông vào ban ngày đã được nhiều quốc gia áp dụng thành công, giúp giảm thiểu TNGT ở những nước áp dụng giảm trung bình còn 25%. Nếu như quy định này được áp dụng tại Việt Nam, chắc chắn TNGT sẽ giảm, người dân lưu thông cũng an toàn hơn. “Hiện các bộ, ngành và các nhà sản xuất đang thảo luận về việc sử dụng công nghệ đèn tự động chiếu sáng phía trước của xe máy. Nếu nó được sự đồng thuận cao, đề xuất xe máy phải mở đèn ban ngày sẽ trở thành quy định bắt buộc” – ông Hùng cho hay.

Trước ý kiến đưa ra từ Ủy ban ATGT quốc gia, rất nhiều chuyên gia và người dân đều cho rằng, nếu áp dụng quy định ấy ở Việt Nam thì e không phù hợp. Ông Bùi Danh Liên - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội - cho rằng, theo quy chuẩn kỹ thuật các loại ôtô, xe máy ở Việt Nam, hiện chủ yếu sử dụng hai loại đèn, là đèn chuyển động (Moving Light) và đèn dừng (Stop Light). Trong khi đó, đèn được đề xuất là đèn Position Light (báo vị trí, có độ chiếu sáng bằng nửa loại thông thường nên gọi là đèn đờ-mi) nằm trước và sau xe. Việc bật đèn xe vào ban ngày có tác dụng báo vị trí xe trong điều kiện chiếu sáng không tốt. Ở một số loại xe, đèn này sẽ tự sáng khi xe khởi động hoặc chuyển động. Tuy nhiên, loại đèn này thường được dùng ở các nước thường xuyên có sương mù hoặc bị ô nhiễm khói bụi nặng, thì họ mới khuyến cáo lắp thêm đèn Position Light để các xe đi, dừng, đậu gần nhau nhận biết. Các nước này cũng có quy định bắt buộc ôtô, xe máy phải luôn dùng đèn Moving Light có màu vàng và không ai dùng đèn đờ-mi để chiếu sáng.

“Ở Việt Nam sương mù ít, mật độ không dày đặc (trừ một số tỉnh khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên), nên lái xe không bị cản trở trong quan sát và phát hiện các chướng ngại vật phía trước. Đặc biệt, Việt Nam có độ nóng cao, nhất là ở khu vực miền Trung, miền Nam số ngày nắng nhiều, nên không cần phải bật đèn thường xuyên. Ngoài ra, nước ta đã áp dụng quy định bật đèn chiếu sáng trong điều kiện sương mù, nên việc bổ sung này là không cần thiết” - ông Liên nêu quan điểm.

Cần nghiên cứu kỹ

Chúng ta có thể thấy rằng, rất nhiều các chính sách, sáng kiến thực hiện ở nước ngoài cho hiệu quả rất tốt, nhưng khi áp dụng tại Việt Nam làm theo thì nó lại phản tác dụng.

“Hệ thống giao thông ở nước ngoài rất hiện đại, đường to, còn ở Việt Nam đường nhỏ, người đông, tham gia lộn xộn. Khí hậu ở Việt Nam nóng, ánh sáng ban ngày lớn, việc bật đèn xe không chỉ gây lãng phí mà còn làm cho nhiệt độ môi trường tăng lên, đi ngược với chủ trương giảm thiểu ô nhiễm môi trường toàn cầu. Vì vậy, các cơ quan chức năng cần thận trọng. Nếu thấy cần thiết thì cũng nên thí điểm trước. Bên cạnh đó, hiện nhiều xe máy vẫn chưa có đèn chiếu sáng phù hợp, nếu áp dụng thì buộc các nhà sản xuất phải thay loại bóng đèn, bình ắc-quy có độ bền tốt hơn, chiếu sáng lâu hơn….và chắc chắn, chi phí sẽ tăng lên” – Đinh Thế Tuấn - chuyên gia giao thông phân tích.

Cùng chung quan điểm với ông Tuấn, bà Đinh Thị Thanh Bình - Trưởng bộ môn Quản lý giao thông vận tải (Đại học GTVT) - cho hay, xét về khía cạnh thì việc lắp thêm đèn pha tự động cũng là hợp lý để các phương tiện giao thông khi tham gia giao thông dễ được nhận diện hơn. Tuy nhiên, cần xem xét thật kỹ tính hiệu quả của nó và không nên áp dụng đại trà, chỉ nên áp dụng tùy vào địa bàn với thời tiết cụ thể. “Xét về chi phí của việc thay đổi, bổ sung thêm đèn này không lớn. Vấn đề ở đây là các cơ quan chức năng khi áp dụng quy định này tại Việt Nam có giảm được tai nạn không hay là phản tác dụng. Chúng tôi luôn ủng hộ các giải pháp giảm TNGT, giảm số người tử vong, nhưng việc gì cũng phải có lộ trình và nên có nghiên cứu thực sự, có hiệu quả mới đưa vào áp dụng” - bà Bình cho hay.