3 thách thức lớn để xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao ngành CNTT
Nhu cầu tuyển dụng nhân lực ngành CNTT tại Việt Nam tiếp tục tăng cao bất chấp ảnh hưởng từ Covid 19.
- FPT được vinh danh Nơi làm việc tốt nhất ngành CNTT Việt Nam năm 2021
- Đất nước đã bước vào công cuộc chuyển đổi số nhưng cách làm vẫn là thời CNTT
- Máy tính trong giáo dục là 1 trong 16 sản phẩm, dòng sản phẩm CNTT trọng điểm
- Bộ Thông tin và Truyền thông khuyến nghị mô hình 4 lớp để bảo vệ hệ thống CNTT
- Cục Tin học hóa là đơn vị chuyên trách về CNTT của Bộ TT&TT
Tuy nhiên, việc mở rộng mô hình làm việc từ xa, giảm bớt số lượng người tập trung tại văn phòng để thích nghi với tình hình dịch bệnh đã buộc nhà tuyển dụng chú ý hơn đến các kỹ năng mềm của nguồn nhân lực, bên cạnh trình độ chuyên môn về mặt kỹ thuật.
Với chỉ tiêu tuyển 300 nhân sự mới trong năm 2022, NAL Solutions hiện đang gặp không ít khó khăn để tìm kiếm nhân tài trong việc cung ứng dịch vụ phần mềm. Ông Giang Hải Anh - Giám đốc Phát triển Nhân sự tại NAL Solutions cho biết: Kế hoạch tuyển dụng của công ty là bước đầu để hiện thực hóa mục tiêu xây dựng đội ngũ nhân sự gồm 1000 kỹ sư phần mềm tại Việt Nam phục vụ cho các dự án hợp tác giữa NAL Solution và Mynavi. Tuy nhiên, theo ông Giang Hải Anh, khó khăn của doanh nghiệp không phải ở số lượng mà là chất lượng của nguồn nhân lực.
Bên cạnh số lượng lớn, tuyển dụng ngành CNTT gặp khó khăn trong việc đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực.
Theo báo cáo thị trường công nghệ thông tin Việt Nam 2021 Developers Recruitment State, chỉ có khoảng 30% số lượng sinh viên tốt nghiệp mỗi năm có thể đáp ứng được những kỹ năng và chuyên môn của doanh nghiệp. Báo cáo này cũng cho biết, năm 2021, Việt Nam cần 450.000 nhân lực cho ngành CNTT song số lượng thực tế đáp ứng được chỉ khoảng 430.000 người. Sự thiếu hụt nguồn lực nhân sự trong thời điểm hiện tại lẫn tương lai, bên cạnh yêu cầu và đòi hỏi ngày càng cao từ các dự án theo tiêu chuẩn khu vực và thế giới, càng khiến cho các đơn vị tuyển dụng trở nên căng thẳng.
Để kích cung cho nguồn cầu lớn này, nhiều đơn vị tuyển dụng trong ngành CNTT như NAL Solutions đã đưa ra hàng loạt chính sách hấp dẫn như tiền thưởng đầu vào (sign-in bonus) khi nhân sự đồng ý làm việc cho doanh nghiệp, ngày nghỉ phép không giới hạn miễn hoàn thành trách nhiệm công việc… Thế nhưng, việc tuyển dụng vì thế cũng chưa hoàn toàn suôn sẻ như ý muốn.
Nguồn nhân lực ngành CNTT nói riêng lẫn tại Việt Nam nói chung còn gặp nhiều vấn đề. Một trong số đó là khả năng ngoại ngữ để giao tiếp, trình bày, truyền đạt, giải quyết vấn đề với các đối tác, khách hàng. Tại Việt Nam hiện chỉ có đánh giá về chỉ số thông thạo tiếng Anh toàn cầu do EF English Proficiency Index (EF EPI) công bố thường niên. Theo báo cáo này, Việt Nam xếp hạng 66/112 quốc gia và vùng lãnh thổ được khảo sát, ở mức thông thạo tiếng Anh thấp. Kết quả này, khi so với những tên tuổi đáng chú ý khác trong ngành CNTT khu vực châu Á-Thái Bình Dương thì còn quá nhiều khác biệt, bao gồm Singapore (xếp thứ 4), Philippines (18), Malaysia (28), Hàn Quốc (37) Ấn Độ (48), Trung Quốc (49). Khả năng sử dụng tiếng Anh tại các quốc gia này đều ở mức cao hoặc rất cao.
Ngoại ngữ, kỹ năng làm việc và tư duy là những điểm mấu chốt giúp nguồn nhân lực CNTT Việt Nam nâng cao chất lượng.
Không chỉ gặp rào cản về mặt ngôn ngữ, để thích ứng với bối cảnh bình thường mới, đa phần các công ty công nghệ hiện nay sẽ chọn mô hình làm việc từ xa, hoặc linh hoạt để người lao động làm việc tại nhà khi có nhu cầu mà không cần phải lên văn phòng thường xuyên. Kỹ năng tự quản lý công việc, chủ động trao đổi, giải quyết vấn đề khi không thể gặp gỡ, bàn bạc trực tiếp vì thế càng trở nên vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, lối giáo dục truyền thống thiếu tư duy phản biện và cách tổ chức xã hội nhiều lớp, cấp bậc tại Việt Nam vô hình trung khiến cho người lao động Việt Nam chưa thật sự có tư duy giao tiếp và giải quyết vấn đề tốt.
Ngoài ra, các doanh nghiệp phát triển phần mềm theo hướng cung ứng dịch vụ (outsourcing) cho khách hàng nước ngoài cũng gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nhân sự sẵn sàng "lăn xả" với các dự án. Hiện nay, việc nhìn nhận "outsourcing" theo lối tư duy kiểu cũ, là từ bỏ sáng tạo để làm theo yêu cầu, đáp ứng đòi hỏi từ khách hàng một cách rập khuôn, vô tình đã gây ra hình ảnh tiêu cực cho các công ty outsourcing. Trong khi outsourcing là miếng bánh vàng trên thị trường thế giới, có giá trị gần 350 tỷ đô thì tại Việt Nam, khi lợi ích kinh tế của miếng bánh này vẫn còn chưa được khai thác hết thì đội ngũ kỹ sư phần mềm đã có tâm lý ngại đầu quân về cho các công ty outsourcing.
Thị trường khát nhân tài, cơ hội làm việc lớn song đội ngũ nhân lực ngành CNTT tại Việt Nam hiện nay còn cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa để thật sự tận dụng hết được những cơ hội trước mắt.
Theo/ttvn.toquoc.vn