APAC dẫn đầu về chi tiêu IoT so với toàn cầu

12:21, 16/12/2015

Châu Á-Thái Bình Dương (APAC) đang vượt hơn 40% tăng trưởng so với tổng mức chi tiêu dành cho Internet kết nối vạn vật trên toàn thế giới trong năm 2015.

INTE0

Tổng mức chi tiêu của toàn thế giới dành cho Internet of Things (Internet kết nối vạn vật, gọi tắt IoT) sẽ đạt 698,6 tỷ USD trong năm nay, và tăng trưởng CAGR là 17%, tức đạt gần 1,3 nghìn tỷ đô la Mỹ vào năm 2019, công ty nghiên cứu IDC dự đoán.

"Triển vọng chi tiêu IoT mạnh mẽ của khu vực châu Á-Thái Bình Dương được xây dựng trên ba động lực: nhu cầu đầu tư công nghệ của các nước đang phát triển không được đáp ứng trọn vẹn bởi CNTT truyền thống, lĩnh vực đang cho phép đẩy mạnh đầu tư IoT; đầu tư của chính phủ vào phát triển cơ sở hạ tầng, hiện đại hóa kinh doanh bản địa, như ở Trung Quốc, Ấn Độ và Philippines chẳng hạn, đang ngày càng được tích hợp với rất nhiều yếu tố IoT; và một tầng lớp người tiêu dùng mới đang phát triển cũng tăng cường chi tiêu đáng kể cho hàng hóa và dịch vụ, bao gồm cả các thành phần về IoT", Marcus Torchia, Trưởng phòng Nghiên cứu bộ phận Internet of Things cho biết.

Từ quan điểm ngành dọc, sản xuất và vận chuyển đã thúc đẩy cho việc chi tiêu IoT trên toàn cầu trong năm 2015 này với tổng chi tiêu lần lượt là 165,6 tỷ đô la Mỹ và 78,7 tỷ đô la Mỹ.

"Sản xuất và vận chuyển đều tương thích với hoạt động triển khai IoT", Vernon Turner, Phó Chủ tịch và thành viên Nghiên cứu IoT cho biết. "Cả hai ngành công nghiệp đều đang được kết nối với chuỗi cung ứng, sản phẩm, khách hàng, và thậm chí cả công nhân của họ trong thời đại hiện nay".

Trong 5 năm tới, các ngành công nghiệp được dự báo sẽ có mức tăng trưởng chi tiêu mạnh tay nhất cho IoT sẽ là bảo hiểm (31,8% CAGR), y tế, và tiêu dùng. Thị trường IoT nhanh chóng mở rộng sẽ là danh mục chi tiêu IoT lớn thứ ba, theo dự báo.

Ở châu Á-Thái Bình Dương, IDC cho biết bảo hiểm dịch vụ viễn thông đang được sử dụng cho hành vi thúc đẩy giám sát thông qua một thiết bị được gắn trên phương tiện đi lại và các dữ liệu cũng sẽ nhanh chóng được sử dụng như một phương tiện dùng để xác minh các chính sách và mức độ bảo hiểm.

Tổng mức chi tiêu của toàn thế giới dành cho Internet of Things (Internet kết nối vạn vật, gọi tắt IoT) sẽ đạt 698,6 tỷ USD trong năm nay, và tăng trưởng CAGR là 17%, tức đạt gần 1,3 nghìn tỷ đô la Mỹ vào năm 2019, công ty nghiên cứu IDC dự đoán.

"Triển vọng chi tiêu IoT mạnh mẽ của khu vực châu Á-Thái Bình Dương được xây dựng trên ba động lực: nhu cầu đầu tư công nghệ của các nước đang phát triển không được đáp ứng trọn vẹn bởi CNTT truyền thống, lĩnh vực đang cho phép đẩy mạnh đầu tư IoT; đầu tư của chính phủ vào phát triển cơ sở hạ tầng, hiện đại hóa kinh doanh bản địa, như ở Trung Quốc, Ấn Độ và Philippines chẳng hạn, đang ngày càng được tích hợp với rất nhiều yếu tố IoT; và một tầng lớp người tiêu dùng mới đang phát triển cũng tăng cường chi tiêu đáng kể cho hàng hóa và dịch vụ, bao gồm cả các thành phần về IoT", Marcus Torchia, Trưởng phòng Nghiên cứu bộ phận Internet of Things cho biết.

Từ quan điểm ngành dọc, sản xuất và vận chuyển đã thúc đẩy cho việc chi tiêu IoT trên toàn cầu trong năm 2015 này với tổng chi tiêu lần lượt là 165,6 tỷ đô la Mỹ và 78,7 tỷ đô la Mỹ.

"Sản xuất và vận chuyển đều tương thích với hoạt động triển khai IoT", Vernon Turner, Phó Chủ tịch và thành viên Nghiên cứu IoT cho biết. "Cả hai ngành công nghiệp đều đang được kết nối với chuỗi cung ứng, sản phẩm, khách hàng, và thậm chí cả công nhân của họ trong thời đại hiện nay".

Trong 5 năm tới, các ngành công nghiệp được dự báo sẽ có mức tăng trưởng chi tiêu mạnh tay nhất cho IoT sẽ là bảo hiểm (31,8% CAGR), y tế, và tiêu dùng. Thị trường IoT nhanh chóng mở rộng sẽ là danh mục chi tiêu IoT lớn thứ ba, theo dự báo.

Ở châu Á-Thái Bình Dương, IDC cho biết bảo hiểm dịch vụ viễn thông đang được sử dụng cho hành vi thúc đẩy giám sát thông qua một thiết bị được gắn trên phương tiện đi lại và các dữ liệu cũng sẽ nhanh chóng được sử dụng như một phương tiện dùng để xác minh các chính sách và mức độ bảo hiểm.