Bộ GD-ĐT đề xuất tăng học phí tất cả cấp học từ năm học tới
Bộ GD-ĐT đang lấy ý kiến góp ý dự thảo Nghị định quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực GD-ĐT.
Theo đó, Bộ GD-ĐT đề xuất tăng 7,5% mỗi năm với học phí mầm non, phổ thông. Khung học phí năm học 2021-2022 (mức sàn - mức trần) đối với cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông chưa tự đảm bảo chi thường xuyên, hoặc đã đảm bảo chi thường xuyên nhưng chưa đạt kiểm định chất lượng trong nước như sau:
Những trường công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và đạt kiểm định chất lượng trong nước hoặc tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư nhưng chưa đạt kiểm định, học phí được thu tối đa bằng 2 lần mức trần trên.
Mức trần khung học phí đối với các trường tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, đạt kiểm định chất lượng trong nước tối đa bằng 2,5 lần.
|
Tại tờ trình dự thảo, Bộ GD-ĐT lý giải đề xuất khung học phí năm học 2021-2022 được đưa ra căn cứ vào kịch bản tăng trưởng kinh tế của Tổng cục Thống kê thông báo giai đoạn 2021-2025; vấn đề bảo đảm an sinh xã hội và chia sẻ với gia đình người học. Việc tăng học phí đối với bậc mầm non - tiểu học (cấp học đang được nhà nước hỗ trợ học phí) được cho là sẽ tác động tích cực đến việc nâng cao chất lượng giáo dục ở cấp học này, mà người thụ hưởng trực tiếp là người học.
Đối với THCS và THPT, mức tăng học phí trung bình 7,5% tính từ năm học 2021-2022 cũng được lý giải là mức tăng tương ứng với mức tăng trưởng hàng năm dự kiến giai đoạn 2021-2030, theo dự báo của Trung tâm thông tin và dự báo, Tổng cục thống kê.
Theo Bộ GD-ĐT, việc tăng học phí giúp các trường có thêm nguồn kinh phí đầu tư vào các hoạt động hỗ trợ người học như định hướng nghề nghiệp, tư vấn hướng nghiệp.
Đối với đại học, mức tăng học phí trung bình 12,5%. Mức trần học phí với các trường công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên hoặc tự bảo đảm chi thường xuyên nhưng chưa đạt kiểm định chất lượng trong nước như sau:
|
|
Học phí đối với trường tự bảo đảm chi thường xuyên và đạt kiểm định chất lượng trong nước hoặc tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư nhưng chưa đạt kiểm định chất lượng tối đa bằng 2 lần mức trần học phí trên. Trường tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư, đạt kiểm định chất lượng được thu tối đa bằng 2,5 lần.
Tại Tờ trình dự thảo, Bộ GD-ĐT cho biết mức học phí trên căn cứ thực trạng khảo sát về chi phí giáo dục giai đoạn 2016-2019, mức độ kiểm định chất lượng tại 70 đại học công lập trên toàn quốc và nghiên cứu của nhóm chuyên gia Đại học Quốc gia Hà Nội.
Ngoài ra, để đảm bảo chất lượng đào tạo, tránh trường hợp thu học phí cao nhưng chất lượng kém, Bộ GD-ĐT đề xuất các trường phải thực hiện lộ trình đạt kiểm định tương ứng với lộ trình tăng học phí.
Nội dung dự thảo này cũng dự kiến bổ sung thêm các đối tượng được miễn học phí theo lộ trình, cụ thể: miễn học phí với đối tượng học sinh THCS ở thôn, xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng bãi ngang ven biển, hải đảo kể từ năm học 2021-2022.
Đến năm học 2025-2026, sẽ miễn học phí cho học sinh THCS ngoài các đối tượng trên.
Ngoài ra, dự thảo cũng dự kiến miễn học phí cho trẻ em mầm non 5 tuổi ngoài đối tượng ở thôn, xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng bãi ngang ven biển, hải đảo kể từ năm học 2023-2024.
Về mức hỗ trợ chi phí học tập với học sinh đối tượng chính sách có hoàn cảnh khó khăn, Bộ GD-ĐT đề xuất nâng mức hỗ trợ lên 150.000 đồng/học sinh/tháng (tính theo tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng từ năm 2015 đến 2020 là khoảng 49%) để phù hợp với mức chi tiêu thực tế hiện nay, giúp các em được hỗ trợ thêm kinh phí để mua sắm đồ dùng và dụng cụ học tập.
Thùy Chi (T/h)