Buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh có thể bị tử hình

13:32, 11/01/2022

Hiện nay, tình trạng buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh xảy ra phổ biến trên thị trường, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân. Vậy trách nhiệm hình sự đối với hành vi buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh được quy định như thế nào?

Buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh có thể bị tử hình.

Thuốc giả là gì?

Theo khoản 33 Điều 2 Luật Dược 2016, thuốc giả là thuốc được sản xuất thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Không có dược chất, dược liệu;

- Có dược chất không đúng với dược chất ghi trên nhãn hoặc theo tiêu chuẩn đã đăng ký lưu hành hoặc ghi trong giấy phép nhập khẩu;

- Có dược chất, dược liệu nhưng không đúng hàm lượng, nồng độ hoặc khối lượng đã đăng ký lưu hành hoặc ghi trong giấy phép nhập khẩu, trừ thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng quy định tại Khoản 32 Điều 2 Luật Dược 2016 trong quá trình bảo quản, lưu thông phân phối;

- Được sản xuất, trình bày hoặc dán nhãn nhằm mạo danh nhà sản xuất, nước sản xuất hoặc nước xuất xứ.

Cấu thành tội phạm của tội buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh

Tội buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh theo Điều 194 Bộ luật Hình sự có cấu thành tội phạm như sau:

- Khách thể của tội phạm: xâm hại đến trật tự quản lý kinh tế, cụ thể là hoạt động buôn bán thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, sức khỏe của người tiêu dùng.

- Mặt khách quan của tội phạm:

+ Hành vi: buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh là việc thực hiện các hoạt động đưa hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh giả vào lưu thông như giới thiệu, quảng cáo, khuyến mại, vận chuyển, bán buôn,...

+ Hậu quả: gây ảnh hưởng đến người sử dụng các sản phẩm hàng giả là thuốc, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh.

- Chủ thể: Người từ đủ 16 tuổi trở lên hoặc pháp nhân thương mại.

- Mặt chủ quan của tội phạm:

+ Lỗi: Cố ý trực tiếp.

+ Mục đích: Thu lợi bất chính từ buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh.

Hình phạt với tội buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh

Theo đó, tội buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh có mức phạt tù thấp nhất là 02 năm và cao nhất là 20 năm. Cụ thể:

(1) Khung hình phạt cơ bản với người sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm, thì bị phạt tù từ 02 đến 05 năm.

Trong trường hợp là pháp nhân thương mại phạm tội thì bị phạt tiền từ 1 tỷ đồng đến 4 tỷ đồng.

(Theo khoản 1 và điểm a khoản 6 Điều 194 Bộ luật Hình sự)

(2) Phạt tù từ 05 năm đến 12 năm với người phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Có tổ chức.

- Có tính chất chuyên nghiệp.

- Tái phạm nguy hiểm.

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn.

- Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức…

(Xem chi tiết tại khoản 2 và điểm b khoản 6 Điều 194 Bộ luật Hình sự)

(3) Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm với người phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá 500.000.000 đồng trở lên.

- Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 2.000.000.000 đồng.

- Làm chết người….

Pháp nhân thương mại vi phạm một trong các trường hợp trên trừ trường hợp thì bị phạt tiền từ 9 tỷ đồng đến 15 tỷ đồng.

(Xem thêm tại khoản 3 và điểm c khoản 6 Điều 194 Bộ luật Hình sự)

(4) Phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình với người phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Thu lợi bất chính 2.000.000.000 đồng trở lên.

- Làm chết 02 người trở lên.

- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên.

- Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

Pháp nhân thương mại vi phạm một trong các trường hợp trên trừ trường hợp thì bị phạt tiền từ 9 tỷ đồng đến 15 tỷ đồng.

(Theo khoản 4 và điểm d khoản 6 Điều 194 Bộ luật Hình sự)

Hình phạt bổ sung với tội buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh

Ngoài ra, cá nhân bị thực hiện hành vi phạm tội có thể bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. (Theo khoản 5 Điều 194 Bộ luật Hình sự)

Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Pháp nhân thương mại có thể bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn là chấm dứt hoạt động của pháp nhân thương mại trong một hoặc một số lĩnh vực mà pháp nhân thương mại phạm tội gây thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người, gây sự cố môi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra.

Pháp nhân thương mại được thành lập chỉ để thực hiện tội phạm thì bị đình chỉ vĩnh viễn toàn bộ hoạt động. (Theo điểm đ, e Khoản 6 Điều 194 Bộ luật Hình sự)

Như vậy, mức phạt tù cao nhất mà người phạm tội phải gánh chịu với tội danh buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh là 20 năm tù theo khoản 4 Điều 194 Bộ luật Hình sự.

PV