Châu Âu muốn thiết lập các quy tắc về sử dụng trí tuệ nhân tạo toàn cầu
Trong dự thảo quy tắc, bao gồm lệnh cấm đối với hầu hết các hoạt động giám sát nhằm thiết lập các tiêu chuẩn toàn cầu cho mảng công nghệ hiện đang do Trung Quốc và Mỹ chủ chốt.
Theo thông tin từ Reuters, Ủy ban châu Âu (EC) hôm 21/4 đã công bố các quy tắc dự thảo cứng rắn về việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI).
Quy tắc trên bao gồm lệnh cấm đối với hầu hết hoạt động giám sát, như một phần trong nỗ lực thiết lập các tiêu chuẩn toàn cầu cho loại công nghệ được đánh giá là rất quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế trong tương lai. EC cũng dự kiến các khoản tiền phạt khổng lồ cho những trường hợp vi phạm, đồng thời đặt ra các biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt đối với những ứng dụng rủi ro cao.
EC đã công bố các quy tắc dự thảo cứng rắn về việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI).
Bộ quy tắc mới được kỳ vọng có thể giúp Liên minh châu Âu (EU) dẫn đầu trong điều chỉnh việc sử dụng AI, công nghệ mà các nhà phê bình cho rằng sẽ gây tác động có hại đến xã hội và có thể bị các chính phủ độc tài lợi dụng để đàn áp.
Động thái của EU diễn ra khi Trung Quốc đang vươn lên mạnh mẽ trong cuộc đua AI, và khi dịch Covid-19 nhấn mạnh tầm quan trọng của các thuật toán và các tiện ích kết nói Internet trong cuộc sống hằng ngày.
Trong dự thảo quy tắc, bao gồm lệnh cấm đối với hầu hết các hoạt động giám sát nhằm thiết lập các tiêu chuẩn toàn cầu cho mảng công nghệ hiện đang do Trung Quốc và Mỹ chủ chốt.
Margrethe Vestager - giám đốc công nghệ châu Âu cho biết: “Với những quy tắc mang tính bước ngoặt này, EU đang dẫn đầu việc phát triển các tiêu chuẩn toàn cầu mới để đảm bảo độ tin cậy cho AI".
Được biết, các ứng dụng AI cho phép chính phủ chấm điểm xã hội hoặc khai thác các hành động bóc lột trẻ em. Ngoài ra, các ứng dụng AI còn được sử dụng trong tuyển dụng, cơ sở hạ tầng quan trọng, tính điểm tín dụng, di cư và thực thi pháp luật sẽ phải tuân theo các biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt.
Các công ty vi phạm quy tắc sẽ bị phạt tới 6% doanh thu toàn cầu hoặc 30 triệu euro (khoảng 36 triệu USD), tùy theo con số nào cao hơn vào thời điểm đó.
Các quy tắc này được cho là để xóa tan những lầm tưởng và quan niệm sai lầm về AI.
Christian Borggreen - phó Chủ tịch CCIA (nhóm vận động hành lang công nghệ) cho biết: “AI sẽ là chìa khóa cho sự phục hồi kinh tế của châu Âu và khả năng cạnh tranh trong tương lai. Tuy nhiên, chỉ riêng này những quy định sẽ không thể khiến EU trở thành quốc gia dẫn đầu về AI".
Giám đốc công nghiệp châu Âu Thierry Breton cho biết quy tắc mới sẽ giúp 27 quốc gia EU gặt hái được những lợi ích của công nghệ AI trong nhiều lĩnh vực như y tế, giao thông, năng lượng, nông nghiệp, du lịch và an ninh mạng. Tuy nhiên, quyền dân sự và lĩnh vực kỹ thuật số cần phải có một lệnh cấm toàn diện lên các công cụ giám sát hàng loạt về sinh trắc học như hệ thống nhận diện khuôn mặt, do lo ngại rủi ro về quyền riêng tư và các quyền cơ bản.
EC sẽ phải thông báo chi tiết với các chính phủ quốc gia trong liên minh EU và Nghị viện châu Âu trước khi các quy tắc có hiệu lực. Quá trình hoàn thiện sau đó có thể mất hơn một năm.
Mai Thanh Mẫn (t/h)