Chuyển đổi số trong phát triển thương mại điện tử và logistics

17:49, 21/05/2024

Việt Nam đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới, tham gia tích cực vào các Hiệp định thương mại tự do (FTA), và với lợi thế địa kinh tế ngành dịch vụ logistics Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội phát triển và tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng logistics toàn cầu.

Chia sẻ tiềm năng về thị trường logistics năm 2024, ông Lê Quang Trung, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Logistics Việt Nam cho biết, hiện nay, các doanh nghiệp đang phát triển các chuỗi dịch vụ, cung ứng ra toàn cầu, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam.


Nhiều công nghệ hiện đại đang được doanh nghiệp triển khai trong lĩnh vực logistics nhằm tối ưu hóa vận hành và bảo vệ môi trường.

"Chúng tôi ứng dụng chuyển đổi số, hướng tới áp dụng các công nghệ xanh trong lĩnh vực vận tải, kho bãi, bao bì và đặc biệt hiện nay chúng tôi đang hướng đến áp dụng quy trình thu gom, xử lý vấn đề về rác thải tạo ra chu trình kinh tế tuần hoàn, tối ưu việc tái sử dụng các nguồn lực".

Bên cạnh hoạt động "chuyển đổi số" thì "xanh" hóa đang trở thành yêu cầu tất yếu và là động lực phát triển của mỗi quốc gia, trong đó Việt Nam đang tham gia tích cực và cam kết đạt Net Zero vào năm 2050 và giảm phát thải khí metan 30% vào năm 2030.

Trên thực tế đó, thời gian qua, Chính phủ đã ban hành hàng loạt văn bản về "chuyển đổi xanh", phát triển bền vững ở tất cả các loại hình vận tải đường bộ, đường biển, đường sắt, hàng không, đường thủy nội địa. Hành lang pháp lý thuận lợi với lộ trình thực hiện cụ thể đã thể hiện quyết tâm của Đảng, Chính phủ và các cơ quan quản lý đối với phát triển bền vững, trong đó có phát triển logistics "xanh", tạo động lực chuyển đổi xanh cho doanh nghiệp trong ngành.

Theo Báo điện tử Chính phủ

https://media.chinhphu.vn/chuyen-doi-so-trong-phat-trien-thuong-mai-dien-tu-va-logistics-102240521121027795.htm