Công nghiệp Việt thúc đẩy chuyển đổi số để thích ứng với đại dịch

16:45, 16/09/2021

COVID-19 làm gia tăng nhu cầu thúc đẩy tăng cường chuyển đổi số trong toàn ngành công nghiệp. Nhiều giải pháp và xu hướng được đưa ra nhằm giải quyết tình trạng này.

Chuyển đổi số nhằm thích ứng với thực tế

COVID-19 đã tác động đến nhiều mặt trong cuộc sống. Trong toàn ngành công nghiệp tại Việt Nam, việc đóng cửa hàng loạt các nhà máy và các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt trong hoạt động logistics tạo nên sự gián đoạn lớn trong chuỗi cung ứng đối với các nhà sản xuất.

Nhiều đơn vị đã phải chuyển đổi sang việc sử dụng các dịch vụ mua sắm và tìm nguồn cung ứng trực tuyến. Các nhà cung ứng cũng phải nhanh chóng giới thiệu và/hoặc mở rộng dịch vụ và bán hàng trực tuyến.

Giao thông vận tải và hoạt động logistics trở thành thách thức lớn đối với tất cả chúng ta khi các cảng xung quanh Thành phố Hồ Chí Minh phải tạm ngưng hoạt động vì các thành phố phía nam và các tỉnh công nghiệp lân cận hiện đang là tâm dịch của cả nước.

Ảnh: minh họa

Các chủ doanh nghiệp khuyến khích lao động làm việc tại nhà và hỗ trợ thêm về công nghệ thông tin (CNTT) mà vẫn đảm bảo sức khỏe tinh thần ổn định. Các trung tâm vận hành nhà máy phải thích nghi để bảo vệ lao động làm việc tại đây.

Các giải pháp bao gồm thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE), dựng lều trại trong nhà máy, chia ca làm việc, bổ sung các thiết bị tự động hóa, và điều chỉnh vai trò cũng như trách nhiệm nhân sự phù hợp với tình hình.

Tất cả các biện pháp trên phải được hoàn thành nhanh chóng để giải quyết tình trạng sụt giảm năng suất, hoàn thành các đơn đặt hàng và tạo động lực phục hồi kinh tế.

Về bản chất, để vượt qua các thách thức hiện nay, ở mọi khía cạnh kinh doanh và cả nền công nghiệp toàn cầu đều đòi hỏi nhiều hơn các dạng kỹ thuật số, thường là các công nghệ đột phá. Rõ ràng là các doanh nghiệp đã có những chuyển đổi số nhằm thích ứng tốt hơn.

Các yếu tố của tăng tốc kỹ thuật số

Ngày nay, ngành công nghiệp vừa đầu tư vào các giải pháp kỹ thuật số để vượt qua thách thức hiện hữu do đại dịch, vừa phải tiếp tục đáp ứng nhu cầu đang ngày một tăng lên.

Xu hướng tăng tốc kỹ thuật số này đã có từ trước thời điểm COVID-19 xảy ra, nhưng bắt đầu phát triển mạnh mẽ trong thời gian gần đây.

Sự tiến bộ của ngành CNTT (Cách mạng Công nghiệp 4.0) và kế hoạch triển khai 5G sắp tới tại Việt Nam đang không chỉ tác động đến mọi mặt của ngành sản xuất, mà còn ảnh hưởng lên các ngành liên quan như quản lý chuỗi cung ứng, từ thanh toán đến mua hàng, thông qua quản lý kho và dự đoán hàng tồn.

Những điều này đang làm thay đổi dần kỳ vọng của khách hàng, nhu cầu về hiệu quả cao hơn trong dịch vụ và nhận thức rằng dữ liệu cũng có thể được sử dụng để nắm bắt xu hướng thế giới mới.

Các khách hàng đều có kỳ vọng rất cao vào nhà cung cấp. Họ mong muốn nhận được dịch vụ cao cấp và rõ ràng, trong khi chúng tôi có lợi thế đến từ tính dễ sử dụng, các công cụ cá nhân hóa dựa trên AI và hỗ trợ bán hàng trực tuyến theo thời gian thực.

Theo bà Eileen Yap, Tổng Giám đốc RS Components, RS luôn tập trung tối đa để có thể đáp ứng mọi kỳ vọng từ khách hàng, thực hiện công việc như cam kết cũng như có phương án phản hồi rõ ràng khi có bất kỳ sự kiện nào xảy ra. Nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam cũng như trên thế giới đang chịu thiệt hại về tài chính do dịch COVID-19, điều này làm gia tăng nhu cầu cải thiện tính hiệu quả.

Khởi đầu với ứng dụng eProcurement, nhu cầu của người dùng về các công cụ như RS PunchOut ngày càng tăng, một công cụ sáng tạo tích hợp vào hệ thống eProcurement, cho phép người dùng dễ dàng truy cập và tham khảo sản phẩm cũng như thông tin thanh toán khi sử dụng website.

Đối với các doanh nghiệp có đơn đặt hàng lớn tại Việt Nam, eProcurement có thể giúp đội ngũ nhân viên tiết kiệm thời gian, cải thiện tính năng theo dõi đơn hàng, báo cáo chi phí và giảm thiểu rủi ro.

Việc giới thiệu các công cụ mua sắm kỹ thuật số cho các khách hàng công nghiệp và sản xuất tại Việt Nam cho phép các doanh nghiệp đạt lợi ích lớn từ việc cắt giảm chi phí và tăng hiệu suất làm việc của nhân viên.

Trong trường hợp các thành phần thiết bị quan trọng không có sẵn trên website của RS hoặc các đối tác bán lẻ tại địa phương, nhóm chuyên gia Product Plus sẽ tìm kiếm các sản phẩm thay thế từ mạng lưới nhà cung cấp rộng lớn của RS.

Có thể nói, việc số hóa chắc chắn sẽ làm gián đoạn các quy trình và đem đến những thay đổi lớn trong văn hóa và phương thức làm việc. Nhưng COVID-19 đã cho chúng ta thấy một sự thật đáng buồn là chi phí gián đoạn do dịch bệnh gây ra còn lớn hơn rất nhiều nếu như không áp dụng số hóa.

Theo/vnmedia.vn