Công nhân bị mỉa mai tại xưởng sản xuất iPhone ở Trung Quốc

16:22, 10/09/2013

Phiên bản điện thoại giá rẻ của iPhone sẽ được giới thiệu vào ngày hôm nay đang được sản xuất với các điều kiện bất hợp pháp và lạm dụng nhân quyền ở các nhà máy Trung Quốc được một trong những doanh nghiệp lớn nhất ở Mỹ sở hữu, các nhà điều tra cho biết.

Các nhân công đã bị bắt phải đứng làm ở các ca kéo dài 12 giờ đồng hồ với chỉ 30 phút nghỉ, 6 ngày/tuần, Tổ chức phi lợi nhuận China Labor Watch thông báo. Các nhân công này còn phải làm việc mà không được trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ, với các nguy cơ nhiễm phải hóa chất, tiếng ồn và lazer cực cao, trong suốt thời gian tổng cộng là 69 giờ mỗi tuần. Apple có mức giới hạn 60 giờ làm việc mỗi tuần.

iPhone được quảng cáo trong các cửa hàng ở Trung Quốc, nơi mà phiên bản rẻ tiền hơn của sản phẩm được cho là đã sử dụng các nhân công trái pháp luật và lạm dụng nhân quyền.

Vấn đề này được phát hiện ở một nhà máy tại Wuxi, gần Thượng Hải, nơi mà các thiết bị giá rẻ đầu tiên của Apple với tên gọi iPhone 5C, được sản xuất. Nhà máy này được sở hữu bởi Jabil Circuit, một công ty có trụ sở ở Florida, và là 1 trong số 60 nhà máy của họ ở 33 nước trên thế giới, bao gồm cả Scotland, với lợi nhuận khoảng 17 tỷ USD mỗi năm. Jabil cho biết đã biết đến vụ việc này vào tháng trước và đang có những động thái tích cực để điều tra.

“Trách nhiệm của các chính phủ là nghiêm khắc quản lý các công ty của họ ở nước ngoài. Chính phủ Mỹ cũng phải chịu một phần trách nhiệm trong những vụ lạm dụng lao động do các công ty Mỹ gây ra ở Trung Quốc.” China Labor Watch cho biết.

Jabil có khoảng 30.000 nhân công ở Wuxi, nơi mà các lớp vỏ cho chiếc điện thoại màu mè iPhone 5C được sản xuất. Phần lớn đều được tuyển dụng không trực tiếp thông qua các "agency" (đại lý) tuyển dụng. Luật của Trung Quốc giới hạn chỉ có khoảng 30% nhân công được tuyển dụng bởi agency có thể làm việc trong công ty để ngăn chặn tình trạng lạm dụng nhân công.

Để có thể được nhận vào, các nhân công này được yêu cầu phải kí một hợp đồng 2 năm và trả trước một lượng lớn phí đăng kí, và cũng bị tính phí làm các tài liệu cá nhân, mở tài khoản ngân hàng để trả lương, và để kiểm tra sức khỏe đầu vào.

Một báo cáo, được giới thiệu vào ngày thứ 5, dựa trên các cuộc phỏng vấn với 90 nhân viên và đưa ra chứng cứ từ một mật vụ ngầm, người đã làm việc ở Wuxi khoảng 1 tháng. Ngoài ra, các nhân viên nữ cũng phải thực hiện các bài kiểm tra sinh nở, vốn đi ngược lại với luật của Trung Quốc và những quy định tuyển dụng thực tế của Apple đối với toàn bộ đối tác của mình.

Jabil đã sắp xếp nơi ăn chốn ở cho các nhân công của mình trong các khu nhà ở tập thể, nơi mà họ sẽ chung 8 người với nhau, bị gây ảnh hưởng trong quá trình sinh hoạt, bởi mỗi phòng đều có hỗn hợp những nhân viên làm việc ca ngày và đêm. Báo cáo cho thấy rằng mức lương ở Jabil rơi vào khoảng 1.500 Nhân dân Tệ mỗi tháng (khoảng 4,5 triệu đồng), bằng ½ so với mức lương trung bình của thành phố Wuxi. Chỉ có làm việc khoảng 100 giờ ngoài giờ làm mỗi tháng mới có thể giúp cho các nhân công này đạt được mức thu nhập trung bình.

Vì mức lương nghèo nàn và chế độ làm việc 12 giờ mỗi ca, những nhân viên đã có gia đình không có lựa chọn nào khác là phải để con cái của mình ở lại với ông bà. Những luật lệ hà khắc được đưa ra để bảo vệ các sản phẩm của Apple mà họ đang cố gắng tạo ra. Các nhân viên khác phải kí hợp đồng bảo mật và phải qua khâu kiểm tra an ninh trước khi vào trong nhà máy, cũng như rời khỏi vị trí của mình để đi toilet.

Báo cáo cho thấy, nhà máy cung cấp cho nhân công của mình các thiết bị bảo hộ, nhưng một vài người lại không nhận được hoặc sử dụng vào sai ngày do không có ý thức an toàn cũng như chế độ quản lý.

Jabil cho biết đã phát hiện ra vấn đề ở Wuxi trong một lần phỏng vấn nội bộ vào tháng 8 và sẽ một lần nữa cử đội đi do thám.

Jabil được thành lập vào năm 1966 tại một ga-ra ở Detroit bởi William Morean và James Golden, và tên công ty là sự kết hợp của 2 cái tên kể trên – James và Bill. Cũng giống như Apple thường xuất khẩu sản phẩm của mình đến những nước có thu nhập thấp, Jabil học tập theo, mở nhà máy đầu tiên của mình ở ngoài biên giới Mỹ vào năm 1993. Các hoạt động của công ty này hiện đã mở rộng sang Trung Quốc, Brazil, Ấn Độ và Việt Nam.

Bảo Nguyễn

TIN LIÊN QUAN