“Cuộc chiến khí đốt” ở Ukraine thêm căng
Xoay quanh những rắc rối của Ukraine hiện nay, nghiêm trọng và “xung đột” nhất chính là vấn đề khí đốt mà cả Ukraine, EU lẫn Mỹ đang tìm cách tháo gỡ.
- Ukraine đang “trả giá” khi đối đầu Nga
- Ukraine có nguy cơ vỡ nợ vì Nga lại nâng giá khí đốt
- Ngoại trưởng Nga: Ukraine không thể như một "nhà nước thống nhất"
- Kinh tế Ukraine kiệt quệ, giá khí đốt tăng 50%
- Ukraine sẽ phải mua khí đốt giá cao?
- Nga khởi động chiến dịch tấn công mạng nhắm vào Ukraine?
- Ukraine vội sơ tán tàu chiến đóng cho Trung Quốc
- Hậu Crimea: Cuộc “đối đầu” Đông - Tây
- Tìm hiểu về một số công nghệ Pin
Nga: Đòi tiếp Ukraine 11.4 tỷ USD tiền giảm giá khí đốt
Ngày 5/4, trong cuộc phỏng vấn với truyền hình địa phương, Chủ tịch Tập đoàn dầu khí Nga Gazprom, Alexei Miller, tuyên bố Ukraine phải hoàn trả đầy đủ cho Nga khoản chiết khấu giá khí đốt mà Ukraine đã được nhận trong hơn 4 năm qua. Ông cho biết, khoản chiết khấu này lên tới 11,4 tỷ USD, vốn được thỏa thuận để đổi lấy sự gia hạn về thời gian đóng quân của Hạm đội Biển Đen trên lãnh thổ Ukraine.
Thỏa thuận giảm giá trên - còn gọi là thỏa thuận Kharkov, được ký kết năm 2010, theo đó, Ukraine được giảm giá nhập khẩu khí đốt của Nga đến 100 USD/1000 m3 để đổi lấy việc Hạm đội Biển Đen đóng quân tại Sevastopol thêm 25 năm nữa. Số tiền chiết khấu này trên thực tế là khoản thanh toán mà Nga trả trước cho việc thuê căn cứ của Hạm đội Biển Đen ở Sevastopol trong tương lai. Nhưng Sevastopol và phần còn lại của bán đảo Crimea đã sáp nhập vào Nga nên Ukraine phải trả lại số tiền này - Theo ông Miller.
Một khoản giảm giá 100 USD/1000m3 khác cũng bị hủy bỏ do Ukraine đã không thanh toán đúng hạn số tiền nợ cũ và tiền nhập khẩu mới khí đốt của Nga, thậm chí ngay cả khi Nga đã cho vay để thanh toán.
Người đứng đầu Gazprom còn chỉ trích Ukraine đã sử dụng không đúng mục đích đến hơn một nửa số tiền được vay trên và nghi ngờ khả năng thanh toán đúng hạn của Ukraine.
Ukraine: Coi việc Nga tăng giá khí đốt là "xâm lược kinh tế"
Ngày 5/4, Thủ tướng lâm thời Ukraine Arseniy Yatsenyuk tuyên bố, Kiev bác bỏ việc Nga tăng giá khí đốt đồng thời cáo buộc Nga "xâm lược kinh tế." "Sức ép chính trị là điều không thể chấp nhận. Và chúng ta không chấp nhận cái giá 500 USD cho 1.000m3 khí đốt". "Nga không thể chiếm Ukraine bằng cuộc xâm lược quân sự. Giờ đây họ đang thực thi các kế hoạch để chiếm Ukraine thông qua xâm lược kinh tế." - lời của Thủ tướng Ukraine tại một cuộc họp chính phủ.
Ông Yatsenyuk nói Ukraine đã sẵn sàng để tiếp tục mua khí đốt từ Nga với mức giá cũ (265,50 USD) bởi đó là “mức chấp nhận được.”
Khí đốt đang là nỗi lo và "nỗi sợ hãi" của Ukraine hiện thời.
Tuy nhiên, ông này cũng nói thêm rằng Ukraine phải sẵn sàng với khả năng Nga sẽ hạn chế hoặc dừng chuyển khí đốt cho cho Ukraine. Trong các năm 2006 và 2010, tập đoàn dầu khí Gazprom của Nga đã từng hạn chế lượng khí đốt xuất sang các nước Tây Âu và Ukraine do vấn đề giá cả.
Hiện lượng khí đốt từ Nga chiếm 1/3 nhu cầu tiêu thụ của EU. Và gần 40% lượng khí đốt xuất sang châu Âu là đi qua Ukraine, phần còn lại đi qua đường ống dẫn khí phương Bắc nằm dưới biển dẫn tới Đức và các nhánh khác đi qua Belarus và Ba Lan.
Bộ trưởng Năng lượng Ukraine Yuriy Prodan cho biết, Ukraine sẵn sàng kiện Gazprom lên tòa án trọng tài tại Stockholm nếu Moskva từ chối hạ giá.
Theo ông Prodan, lượng khí đốt dự trữ trong các hầm ngầm của Ukraine hiện chỉ đủ đáp ứng nhu cầu trong nước trong vòng một tháng nữa. Ngoài ra, Ukraine còn phải giải quyết vấn đề bơm đầy đủ khí đốt vào hầm ngầm để đảm bảo không làm gián đoạn việc cung cấp khí đốt sang châu Âu.
Mỹ-Ukraine: Tìm cách ngăn "vũ khí năng lượng” của Nga
AFP đưa tin, ngày 4/4, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden cam kết nước này sẽ cộng tác với Ukraine và các đồng minh khác để ngăn chặn các nước như Nga sử dụng năng lượng làm "vũ khí chính trị."
Tuyên bố của Nhà Trắng cho biết, trong cuộc điện đàm với Thủ tướng Ukraine Arseniy Yatsenyuk, Phó Tổng thống Biden nói rằng viện trợ từ Mỹ và các nước khác sẽ hỗ trợ Ukraine "đáp ứng các nhu cầu cấp thiết nhất."
Ông Biden cũng kêu gọi bầu cử tổng thống Ukraine "tự do và công bằng" vào ngày 25/5 tới, đồng thời hối thúc Kiev thực hiện các biện pháp cải cách hiến pháp "trong một quá trình toàn diện và do nhân dân Ukraine quyết định."
Hiện các quan chức Ukraine được Phương Tây hậu thuẫn đang chật vật tìm kiếm các nguồn cung năng lượng mới sau khi Nga tăng giá khí đốt lên tới 80%.
Thanh Trà (tổng hợp)