Để DN công nghệ cao VN chinh phục thị trường châu Âu

09:11, 25/03/2016

Đã đến lúc các doanh nghiệp Việt Nam cần phải trang bị sẵn sàng để đón nhận các cơ hội mà thị trường Liên minh châu Âu

Vietnam (ho Chi Min) 3

Sau ba năm đàm phán, những cuộc thương lượng cho tiến trình kí kết Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) cũng đã khép lại với dự đoán sẽ có hiệu lực vào năm 2018. Việt Nam là thị trường thứ hai trong khu vực Đông Nam Á ký kết thành công Hiệp định này với châu Âu sau Singapore.

Mặc dù vẫn còn vài năm nữa Hiệp định thương mại mới chính thức có hiệu lực, nhưng đã đến lúc các doanh nghiệp Việt Nam cần phải trang bị sẵn sàng để đón nhận các cơ hội mà thị trường Liên minh châu Âu sẽ mang đến từ 28 quốc gia với hơn 500 triệu khách hàng. Có thể nói đây là đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam, chỉ sau Trung Quốc. Tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Liên Minh châu Âu  năm 2014 đạt 24,54 tỷ USD.
 
Hiệp định này sẽ dần dần tạo điều kiện thuận lợi cho quan hệ giao thương giữa hai thị trường, đồng thời thúc đẩy sự cạnh tranh mạnh thông qua việc gỡ bỏ dần hàng rào thuế quan xuống mức 0% cũng như những hàng rào phi thuế quan sẽ dần được thiết lập cụ thể. Theo nhận định của Maylis Labayle, đại diện pháp lý của Văn phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam (Eurocham) thì Hiệp định Thương mại tự do sẽ góp phần thúc đẩy tiềm lực xuất khẩu của Việt Nam sang châu Âu lên đến 30-40%. 

Nổi bật trong quan hệ thương mại giữa hai bên là ngành hàng công nghệ cao, cụ thể, trong năm 2014, Việt Nam đã xuất khẩu các thiết bị liên lạc văn phòng, thiết bị xử lý thông tin điện tử, vi mạch và các thành phần cấu tạo khác trong ngành điện với tổng giá trị lên đến 10.4 tỉ USD sang Liên minh châu Âu. Số liệu này đã nhấn mạnh vai trò đối tác thương mại vô cùng quan trọng của châu Âu trong lĩnh vực công nghệ cao. Tuy nhiên, để có thể cạnh tranh với các đối thủ xuất khẩu khác trong lĩnh vực này, doanh nghiệp Việt Nam cần phải nghiên cứu chi tiết thị trường châu Âu và thiết lập một nền tảng chắc chắn trước nhiều đối thủ khác.

Hiểu rõ các quy định

Cho dù Hiệp đinh Thương mại tự do sẽ giúp cắt giảm đáng kể - xuống gần đến mức zero - các khoản thuế giữa hai bên, doanh nghiệp Việt Nam vẫn cần phải kiểm soát những khoản thuế nhập khẩu khác nhau dành cho nhiều mặt hàng được đưa sang châu Âu. Những khoản thuế này được thiết lập dựa vào phân loại sản phẩm. Ví dụ như, một dòng máy điện biến thế phải chịu khoản thuế 3.7% khi được nhập vào châu Âu, trong khi đó, một thiết bị thu phát hay màn hình LCD sẽ phải chịu mức thuế 14%. 

Hơn nữa, những doanh nghiệp kinh doanh thiết bị công nghệ cao cũng cần phải nắm rõ các giới hạn trong quy định REACH của EU, REACH là từ viết tắt của Registration (Đăng kí), Evaluation (Đánh giá), Authorisation (Ủy quyền), Restriction of Chemicals (Giới hạn thành phần hóa chất). Nhiều sản phẩm công nghê, như pin, chứa các hóa chất nằm trong danh mục giới hạn và phải được báo cáo khi nhập khẩu vào EU. Vậy nên, đảm bảo việc hiểu rõ và thi hành đúng quy định là trách nhiệm của các doanh nghiệp Việt Nam và khách hàng của họ trong khu vực châu Âu.

Thiết lập quan hệ hợp tác với đối tác

Trong bối cảnh hiện nay, việc bắt đầu tiến trình thương mại với Liên minh châu Âu sẽ có một vài khó khăn. Bên cạnh việc khắc phục những thiếu sót về mặt kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn, các doanh nghiệp Việt Nam cần nắm rõ các quy định, hiểu rõ đối tác kinh doanh, đặc biệt là những doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), cũng như những thách thức về nguồn nhân lực. Đây chính là thời điểm cần có một đối tác thứ ba chuyên về logistics hỗ trợ định hướng cho các công ty trong quan hệ thương mại với châu Âu, từ đó tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam tập trung phát triển kinh doanh.

Ứng dụng kỹ thuật công nghệ cũng là một cách giúp các doanh nghiệp nâng cao kĩ năng quản lý. Ví dụ, dịch vụ UPS TradeAbility cho phép khách hàng dễ dàng tìm kiếm mã số thuế tương thích, ước lượng chi phí cập bến, thông tin quy định và nhiều ứng dụng khác chỉ từ một trang web duy nhất.

Bên cạnh công nghê, nếu khách hàng gặp phải bất kì một trở ngại nào, họ luôn có thể tìm đến đội ngũ gồm các chuyên gia quản lý thương mại của UPS trong khu vực, những người nắm rõ chuyên môn về những quy định, nghĩa vụ và quy trình cần thiết để đưa một sản phẩm sang thị trường khác. Các chuyên gia của UPS, nói nôm na là những người giải quyết vấn đề, sẽ phân tích những vấn đề tiềm ẩn mà các nhà xuất khẩu phải đối mặt và đưa ra phương hướng giải quyết, đảm bảo việc tiến công vào thị trường nước ngoài sẽ mang đến lợi nhuận lâu dài cho khách hàng.  

Quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả

Trong bối cảnh thương mại hiện nay, ngành công nghiệp công nghệ cao là một trong những ngành nhạy cảm về mặt thời gian do vòng đời sản phẩm ngắn ngủi và nhu cầu thay đổi liên tục của khách hàng. Những yếu tố này càng tác động mạnh mẽ hơn khi doanh nghiệp phải phụ thuộc vào các thành phần sản xuất được nhập khẩu từ nhiều thị trường khác nhau, hoặc khi doanh nghiệp là một phần của chuỗi cung ứng toàn cầu. Đối với một chuỗi cung ứng phức tạp thì cần một sự liên kết chặt chẽ hơn giữa nguồn cung cấp nguyên liệu, sự gia công sản xuất và phân phối sản phẩm, nhằm đảm bảo phục vụ kịp thời nhu cầu khách hàng.

Sẽ là một thử thách lớn để đáp ứng nhu cầu của các khách hàng tiềm năng khi họ ở cách Việt Nam hơn 8000 km, đặc biệt khi cân nhắc đến các nguy cơ có thể xảy ra - một chuyến hàng đến trễ sẽ cản trở việc ra mắt sản phẩm hoặc làm mất đi niềm tin của một khách hàng lớn.

Tuy nhiên, một khi chiến lược logistics được xây dựng phù hợp thì khoảng cách địa lý không còn là điểm yếu. UPS ý thức rõ sự ràng buộc về mặt thời gian đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ cao, cũng như các điểm trọng yếu khác trong lĩnh vực gia công công nghiệp, quy trình tự động, chăm sóc sức khỏe và bán lẻ. Chính vì thế, UPS vừa mở rộng dịch vụ Worldwide Express tại Việt Nam. Dịch vụ này đảm bảo thời gian chuyển hàng trong vòng một ngày làm việc vào các khung giờ lúc 10:00 sáng, 12:00 trưa hoặc 2:00 chiều, tùy vào điểm đến. Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp quản lý tốt hơn chuỗi cung ứng - đặc biệt là đối với các đơn hàng cần đáp ứng nhanh về thời gian vận chuyển.

Cân bằng giữa chi phí và tốc độ

Các doanh nghiệp xuất khẩu có thể cân bằng giữa sự nhanh chóng tiện lợi và tiết kiệm chi phí bằng cách tận dụng các phương án vận chuyển đa phương tiện. Khách hàng tại Việt Nam có thể cân nhắc gói dịch vụ dạng này bằng việc dùng dịch vụ vận tải đường sắt Trung Quốc - châu Âu của UPS. Các đối tác đã trải nghiệm dịch vụ vận tải đường sắt FCL (China-to-Europe Full Container Load) của UPS cho biết họ tiết kiệm được đến 65% chi phí so với  sử dụng dịch vụ vận tải đường hàng không, cũng như tiết kiệm 40% thời gian so với dịch vụ vận tải đường thủy FCL trên cùng một lộ trình.

Dịch vụ vận chuyển đa phương tiện được xem là một lựa chọn dự phòng khi các trường hợp khách quan bất ngờ xảy ra, như bến cảng đóng cửa hay thời tiết xấu, doanh nghiệp có thể dựa vào các phương án vận chuyển thay thế để đảm bảo vẫn đáp ứng tốt dịch vụ. 

Hợp tác thành công

Tiến công vào thị trường châu Âu có vẻ là một nhiệm vụ bất khả thi, nhưng với các phương tiện và đối tác thích hợp thì đây là những sự hỗ trợ thiết thực và mang lại lợi ích lớn cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp Việt Nam đã có sẵn quyết tâm, và UPS thì có chiến lược. Hiểu rõ sự phức tạp của quan hệ thương mại quốc tế nên UPS luôn có những giải pháp tốt nhất cho khách hàng bằng tất cả kỹ năng và nỗ lực của mình.