Căng thẳng sau chuyến thăm Crimea của Tổng thống Nga
Tình hình ở Ukraine nói riêng và châu Âu nói chung (kể cả Mỹ) có vẻ căng thẳng hơn sau quyết định đến thăm Crimea của Tổng thống Nga Vladimir Putin.
- Nga yêu cầu Ukraine trả tiền trước về khí đốt
- Nội chiến ở Ukraine: Động thái mới của Nga, Mỹ, Đức
- Ukraine thực sự đã có nội chiến
- Sloviansk sắp bị quân đội chính phủ tạm quyền Ukraine tấn công
- Ukraine: Nội chiến đẫm máu xảy ra ở nhiều nơi
- Đánh vào Sloviansk hai trực thăng của quân đội Ukraine bị bắn rơi
- Đưa máy bay vào Ukraine, Nga đối diện với cấm vận bổ sung
- Bộ trưởng Nội vụ Ukraine: 3 người ly khai đã thiệt mạng
- Tìm hiểu về một số công nghệ Pin
150 binh sĩ Ukraine bị tước vũ khí
Dẫn lời của một lãnh đạo biểu tình - tên là Maxim Rudenko, đồng Chủ tịch của Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng, Đài Tiếng nói Nước Nga ngày 9.5 cho biết, 150 thành viên của Vệ binh Quốc gia (Ukraine) đang tham gia chiến dịch quân sự chống lại người biểu tình vừa bị tước vũ khí và trục xuất khỏi nơi đóng quân ở một khu nghỉ dưỡng tại vùng ngoại ô thành phố.
“Một Vệ binh Quốc gia đã nổ súng vào thành viên của lực lượng Dân quân tự vệ. Sau sự cố này, các Vệ binh Quốc gia đã bị người dân địa phương giải giới và trục xuất ra khỏi Donetsk”, RIA Novosti dẫn lời ông Rudenko cho biết.
Cũng bởi chính phủ lâm thời của Ukraine phát động chiến dịch trấn áp những người biểu tình ủng hộ việc liên bang ở Đông Ukraine từ giữa tháng 4, đã dẫn đến các cuộc đụng độ, giao tranh bạo lực ở nhiều nơi như Slavyansk, Kramatorsk, Odessa và Mariupol, làm hàng trăm người chết và bị thương. Riêng cuộc đụng độ tại thành phố cảng Odessa ngày 2/5 có số người chết cao nhất, với 46 nhà hoạt động chống chính phủ đã bị thiêu chết trong tòa nhà Công đoàn địa phương và 214 người khác bị thương.
Căng thẳng sau chuyến thăm Crimea của Tổng thống Nga
Quan chức Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) đồng loạt lên tiến chỉ trích Tổng thống Nga Vladimir Putin sau chuyến thăm đến Crimea và xem đây là hành động khiêu khích của Moscow.
Chuyến thăm đến Crimea ngày 9/5 của Tổng thống Nga Vladimir Putin khá “nhạy cảm”.
Theo hãng tin NewsRu, tại cuộc họp báo diễn ra ít giờ sau khi Tổng thống Nga Putin tới Crimea, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki nhấn mạnh, chuyến thăm của người đứng đầu nhà nước Nga là hành động khiêu khích và không cần thiết.
“Crimea thuộc về Ukraine và chúng tôi không công nhận các bước đi bất hợp pháp và không chính đáng của Moscow trong vấn đề này”, tuyên bố của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ.
Trong khi đó, Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của EU tuyên bố: “EU lấy làm tiếc trước việc Tổng thống Vladimir Putin có mặt tại cuộc diễn binh ở Sevastopol, Crimea. Ngày 9/5 là ngày quan trọng trong lịch sử nhân loại, vinh danh những hy sinh to lớn và tưởng nhớ hàng triệu người đã hy sinh trong Chiến tranh Thế giới thứ 2. Vì thế, Moscow không nên lấy ngày này làm phương tiện để phô bày sự sáp nhập trái phép Crimea”.
Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen phát biểu với các phóng viên trong chuyến thăm Estonia ngày 9/5 rằng, chuyến thăm khu vực Crimea của Tổng thống Nga Vladimir Putin trong ngày 9/5 là không phù hợp.
Trong một tuyên bố chính thức, Thủ tướng Đức Angela Merkel “đã bày tỏ lấy làm tiếc về kế hoạch của Nga tổ chức duyệt binh ở Crimea khi mà tình hình ở Ukraine vẫn còn căng thẳng”.
Còn Bộ Ngoại giao Ukraine cũng phản ứng với chuyến thăm này bằng việc đưa ra một tuyên bố cho rằng, việc ông Putin tới Crimea "làm gia tăng thêm căng thẳng trong mối quan hệ giữa Nga và Ukraine".
EU, Nga và Ukraine ấn định thời gian đàm phán về khí đốt
Liên quan đến vấn đề khí đốt của Nga, Ủy ban châu Âu (EC) ngày 9/5 thông báo các quan chức Liên minh châu Âu (EU), Nga và Ukraine sẽ nhóm họp ở thủ đô Brussels của Bỉ vào ngày 12/5 tới để thảo luận tương lai các nguồn cung khí đốt từ Nga sang Ukraine và châu Âu.
Theo EC, cuộc họp này nhằm mục đích đặt nền tảng cho vòng đàm phán cấp bộ trưởng thứ hai, có thể diễn ra vào giữa tháng này.
Các đại biểu tham dự sẽ tiếp tục thảo luận chương trình nghị sự được đề ra tại vòng đàm phán thứ nhất, diễn ra trong tuần trước ở thủ đô Warsaw của Ba Lan, bao gồm việc trung chuyển khí đốt, nguồn cung, khoản nợ khí đốt mà Ukraine chưa thanh toán cho Nga, giá khí đốt Nga bán cho Ukraine cũng như sự minh bạch và độ tin cậy của các nguồn cung khí đốt.
Tại vòng đàm phán thứ nhất, các quan chức phụ trách năng lượng 3 bên nhất trí các nguồn cung khí đốt từ Nga sang Ukraine và châu Âu sẽ không bị gián đoạn trong suốt thời gian đàm phán. Tuy nhiên, ngày 8/5 vừa qua, Moskva đã tuyên bố Kiev sẽ phải thanh toán trước tiền mua khí đốt của Nga do Ukraine còn nợ Nga hàng tỷ USD.
Giới phân tính nhận định động thái này của Nga có thể làm gia tăng rủi ro đối với EU do 1/4 khối lượng khí đốt EU tiêu thụ nhập từ Nga và một nửa trong số này được trung chuyển qua Ukraine.
Thanh Trà (tổng hợp)