Mỹ bắt người vì bạo động
Cảnh sát Mỹ đã giữ bắt 78 người vào đêm 18/8 khi họ tham gia biểu tình phản đối việc cảnh sát da trắng đã bắn chết một nam thanh niên da đen, trang Một thế giới cho biết.
- Bạo loạn liên tiếp ở Tân Cương - Trung Quốc
- Thổ Nhĩ Kỳ: Bạo loạn bùng phát sau vụ nổ mỏ than
- Trung Quốc: Bạo loạn ở Tân Cương, 80 người thương vong
- 5 vụ đánh bom trong ngày, 27 người thiệt mạng
- Lại xảy ra đánh bom tại Ai Cập, 8 người thiệt mạng
- Đánh bom tại điểm xem World Cup, ít nhất 13 người thiệt mạng
- Thái Lan: Một cơ sở y tế bị đánh bom
- Đánh bom liên tiếp ở miền Nam Thái Lan, 60 người thương vong
- Những sản phẩm số tiêu biểu năm 2007
Sau sự việc Michael Brown - nam thanh niên da đen 18 tuổi bị cảnh sát da trắng bắn chết vào ngày 9/8, tình trạng bất ổn với tiếng súng, hơi cay và bạo động vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt tại thành phố Ferguson, bang Missouri (Mỹ).
Hình ảnh cảnh sát mặc giáp bảo vệ từ đầu tới chân, mang đồ quân sự để trấn áp làm gia tăng không khí thù địch với người biểu tình và dân địa phương.
Bất chấp việc Thống đốc bang Missouri, Jay Nixon điều lực lượng Vệ binh quốc gia tới dẹp loạn, tình trạng bạo lực vẫn tiếp diễn tại thị trấn Ferguson trong đêm 18/8 khi người biểu tình đụng độ với cảnh sát, khiến ít nhất 6 người bị thương và 31 “đối tượng quá khích” đã bị cảnh sát bắt giữ. Cảnh sát chống bạo động đã sử dụng hơi cay và lựu đạn gây choáng để giải tán đám đông sau khi một nhóm người biểu tình ném đá, chai lọ và bom xăng vào cảnh sát, tờ ANTĐ cho hay.
Không ít người dân Mỹ đã bị sốc khi thấy lực lượng vệ binh quốc gia can thiệp vào các cuộc biểu tình ở Ferguson, Missouri, và trước đó, cảnh sát trấn áp bạo động cũng đã “lạm dụng quá mức” các trang thiết bị quân sự để đối phó với người biểu tình, trang Thethaovanhoa.vn đưa tin.
Họ kinh ngạc trước sự xuất hiện của xe bọc thép, đạn hơi cay, súng trường quân sự và áo giáp bảo vệ toàn thân trên người lực lượng cảnh sát. Với những "dụng cụ thứ thiệt" này, cảnh sát Mỹ trông giống như một đạo quân và các con phố ở Mỹ tựa như một chiến trường thực sự, giống như ở Iraq hay Afghanistan vậy.
Cựu giám đốc cảnh sát Seattle, ông Norman Stamper đã cảnh báo rằng, khi cảnh sát mặc đồ quân sự, họ đã làm gia tăng bầu không khí thù địch, có thể đẩy cao nguy cơ bùng phát bạo lực, thay vì trấn áp.
"Giữ hòa bình tại một điểm biểu tình có nghĩa cảnh sát phải mặc cảnh phục tiêu chuẩn, không phải đồ quân sự. Nếu không, dân thường sẽ cho rằng cảnh sát xem họ như kẻ thù trong một cuộc chiến tranh" - Stamper nói.
Ở góc độ khác, xuất hiện trên chương trình Today của kênh truyền hình NBC, cha mẹ của Michael Brown, nam thanh niên da màu bị bắn chết kể trên cho biết, họ tin rằng tình trạng bất ổn sẽ hạ nhiệt nếu viên cảnh sát Darren Wilson, người đã bắn chết con trai họ bị truy tố.
Các nhà chức trách địa phương cho biết, những người bị bắt vào đêm 18/8 phần lớn là người ở bang Missouri. Trong đó, ba người bị bắt vì từ chối giải tán, hai người bị bắt vì sử dụng vũ khí trái phép và đều là dân ở St Louis, một người đến từ bang Illinois bị bắt vì chống đối cảnh sát.
Tổng thống Barack Obama đã yêu cầu Bộ trưởng Bộ Tư pháp Eric Holder theo dõi sát tình hình và đang xem xét liệu lực lượng vệ binh đang giúp đỡ hay làm cản trở tình hình. Đây là lần đầu tiên lực lượng vệ binh quốc gia được triển khai để dập tắt tình trạng bất ổn, kể từ cuộc bạo loạn nổ ra tại Los Angeles vào năm 1992.
Thanh Trà (tổng hợp)