Gây hấn với Việt Nam, Trung Quốc có thể bị một “Trân Châu Cảng” mới!
Việt Nam không bao giờ khơi mào một cuộc chiến, nhưng khi bắt buộc phải tự vệ nhằm bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, Quân đội và nhân dân Việt Nam sẽ ra tay.
- Trung Quốc: Quốc gia hiếu chiến nhất biển Đông
- Dụng “bài cũ” với VNCH và Philippines, Trung Quốc ắt sẽ thảm bại
- Nói công ước LHQ về luật Biển năm 1982 không áp dụng với biển Đông là nhảm nhí
- Trung Quốc chi bao nhiêu cho quốc phòng trong năm 2014?
- Trung Quốc nói sẽ không tham gia vụ kiện tranh chấp biển Đông
- Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cáo buộc Trung Quốc "gây bất ổn" ở biển Đông
- Quốc hội, Chính phủ Việt Nam yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan trái phép
Báo Trung Quốc: Cẩn thận với lực lượng “người nhái” Việt Nam!
Nhân dân Nhật báo, tờ báo của Đảng cộng sản Trung Quốc dẫn nguồn tin từ Bộ Ngoại giao Trung Quốc tiết lộ: Hôm 8/6/2014, trong cuộc đấu tranh xung quanh giàn khoan Hải Dương 981 gần đây, Việt Nam đã đưa một lượng lớn các người nhái đặt lưới và các vật trôi nổi để cản trở hoạt động của các tàu Trung Quốc.
Điều đó làm cho Bắc Kinh cảm thấy cần có những bài tập sát thực tế chiến đấu hơn. Trong lần tập trận chung giữa Trung Quốc và Nga, hải quân hai nước không chỉ thực hiện các nhiệm vụ tác chiến truyền thống mà còn cần thực hiện các bài tập đối phó với việc đối phương không kích căn cứ hải quân, đặc biệt là đối phó với sự tấn công của lực lượng đặc công Hải quân Việt Nam, tờ báo này phân tích.
“Người nhái” Việt Nam làm nhiều lực lượng phải nể phục.
Còn tờ Hoàn cầu dẫn lời viên chỉ huy tàu khu trục Liễu Châu (trong tập trận giữa Trung Quốc và Nga) rằng, 40 phần trăm tổn thất hải quân trên thế giới xảy ra trong khi neo đậu. "Vụ Trân Châu Cảng là điển hình của những thất bại trong khi neo đậu", vị này nói thêm. Cũng theo vị chỉ huy này, khả năng bị tấn công bởi lực lượng đặc công nước (người nhái) Việt Nam là không thể xem thường.
Một chuyên gia giấu tên của lực lượng Hải quân Trung Quốc cũng tiết lộ, Việt Nam là nước có các công nghệ và thiết bị lặn tốt nhất của Hoa Kỳ và có lực lượng đặc công hải quân lớn nhất Đông Nam Á. Lực lượng này được đào tạo với tiêu chuẩn khắt khe, và có quyết tâm chiến đấu cao trong các lực lượng vũ trang của Việt Nam.
Nguồn tin này còn cho rằng, đặc công người nhái Việt Nam là các cảm tử quân. Một khi họ đã rời khỏi tàu chiến hoặc tàu ngầm, thì dường như không có ý định quay trở lại những phương tiện này nữa. Họ có thể chấp nhận hy sinh, hoặc tiếp cận vào đội hình của kẻ thù và chiến đấu một mình.
Tuy tung tin như thế nhưng Trung Quốc chẳng có bằng chứng nào cả. Sự thật là, Trung Quốc đã đưa nhiều tàu chiến, kể cả máy bay chiến đấu ra khu vực giàn khoan 981 để uy hiếp lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam. Trong khi Việt Nam chỉ gồm lực lượng cảnh sát biển và kiểm ngư, không triển khai các lực lượng quân sự.
Việt Nam: Bác tất cả thông tin bịa đặt của Trung Quốc
Trao đổi với các báo bên hành lang Quốc hội chiều 12/6, Phó thủ tướng Phạm Bình Minh cho biết, về việc Trung Quốc đưa vấn đề giàn khoan Hải Dương 981 lên Liên Hiệp quốc (LHQ), Việt Nam đã đưa thông tin, gửi công hàm và thông báo vấn đề đối với cơ quan này.
Trước những thông tin bịa đặt, mang tính chất “trả đũa” trong các văn bản của Trung Quốc, ông Minh khẳng định: "Đại sứ Lê Hoài Trung cũng đã gặp Chủ tịch Đại hội đồng LHQ để thông báo tình hình đó. Chúng ta phản bác tất cả những thông tin trong những văn bản của Trung Quốc".
Về thông tin Tổng thư ký LHQ Ban Ki Moon có thể làm trung gian để hạ nhiệt căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam, Phó thủ tướng Phạm Bình Minh cho rằng, đây là động thái tích cực, Việt Nam hoan nghênh. Song ông cũng nhấn mạnh, khi Tổng thư ký tham gia giải quyết thì phải có sự đồng ý của cả hai phía.
"Chúng ta vẫn tiếp tục đấu tranh, mục tiêu là Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam", Phó thủ tướng nói.
Trong những ngày qua, phái đoàn Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc đã nhiều lần gửi thư lên Tổng thư ký Ban Ki Moon phản đối việc Trung Quốc tiếp tục duy trì giàn khoan Hải Dương 981 trái phép và các tàu hộ tống trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Ngày 10/6, Đại sứ Lê Hoài Trung, Trưởng phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại LHQ đã gặp ông John Ashe, Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (Khóa 68) để tiếp tục trao đổi ý kiến nội dung này. Cùng ngày, Đại sứ Trung đã gặp gỡ và trả lời phỏng vấn một số phóng viên quốc tế tại New York (Mỹ) về vụ giàn khoan cũng như việc Trung Quốc lưu hành công hàm vu cáo Việt Nam tại LHQ. Ông cho biết, tới nay Bắc Kinh vẫn từ chối đối thoại và luôn khăng khăng một cách vô lý rằng vùng nước xung quanh giàn khoan thuộc chủ quyền của Trung Quốc và không tồn tại tranh chấp.
Trung Quốc đang “gây hấn” chiến tranh?
Cũng tờ Hoàn cầu, ngày 10/6 đã đăng tải một bài xã luận với tựa đề “Trỗi dậy hòa bình không mâu thuẫn với sử dụng vũ lực, có thể nổ súng để bảo vệ chủ quyền” của tác giả Trương Kiện Cương, chủ nhiệm Phòng nghiên cứu chiến lược chính trị biển, Đại học Hải dương Quảng Đông.
Tàu Trung Quốc ngang nhiên mở bạt che súng, đe dọa lực lượng thực thi pháp luật Việt Nam ở vùng giàn khoan HD 981.
Bài viết “sặc mùi hiếu chiến” này đã khiến dư luận thực sự nghi ngờ về cái gọi là “trỗi dậy hòa bình” của quốc gia luôn tự xưng và tuyên bố ra rả là “hết lòng bảo vệ và duy trì nền hòa bình châu Á và cả thế giới”.
Nhân vật tự nhận là “học giả” này khẳng định, hiện tại, người ta luôn coi định nghĩa về hòa bình và vũ lực là hai luận điểm trái ngược, độc lập với nhau và tuyệt đối hóa hai khái niệm này. Nhưng ông Trương này lại cho rằng, hòa bình và vũ lực chỉ là hai khái niệm tương đối.
Trung Quốc luôn coi con đường trỗi dậy của nước này là con đường phát triển hòa bình. “Vì các cường quốc trong lịch sử trỗi dậy đều thông qua chiến tranh, chinh phục, bành trướng, xâm lược và tước đoạt. Còn sự trỗi dậy hiện tại của Trung Quốc được thực hiện thông qua sự phát triển của chính mình và sự hợp tác với các quốc gia khác.” – Tác giả tô vẽ.
Thế nhưng Trương Kiện Cương lại quay ngay sang giọng diều hâu: “Không nên đơn thuần cho rằng trỗi dậy hòa bình là không được nổ súng. Trong tiến trình trỗi dậy hòa bình hiện nay, để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ cũng như quyền và lợi ích trên biển, Trung Quốc có thể sử dụng vũ lực một cách có lựa chọn, như 10% vũ lực, 90% đàm phán hòa bình để giải quyết tranh chấp. Điều này không ảnh hưởng đến chiến lược vĩ mô phát triển hòa bình của Trung Quốc, cũng không đi chệch khỏi quỹ đạo trỗi dậy hòa bình. Khi bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ cũng như quyền và lợi ích trên biển, không nên để “phát triển hòa bình” trói chặt chân tay mình, lúc cần thiết “cho nổ súng” là hoàn toàn chính đáng”.
Thật là lố bịch!
Thanh Trà (tổng hợp)