Nói công ước LHQ về luật Biển năm 1982 không áp dụng với biển Đông là nhảm nhí
Philippines đã nộp đơn kiện yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc lên tòa án trọng tài quốc tế. Và Việt Nam cũng có thể sử dụng các hành động tương tự để chống lại những hành vi ngang ngược của Trung Quốc trên biển Đông.
- Trung Quốc: Quốc gia hiếu chiến nhất biển Đông
- Dụng “bài cũ” với VNCH và Philippines, Trung Quốc ắt sẽ thảm bại
- Hoàng Sa đã bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép như thế nào?
- Trung Quốc chi bao nhiêu cho quốc phòng trong năm 2014?
- Trung Quốc nói sẽ không tham gia vụ kiện tranh chấp biển Đông
- Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cáo buộc Trung Quốc "gây bất ổn" ở biển Đông
- Quốc hội, Chính phủ Việt Nam yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan trái phép
Hội Luật gia Dân chủ Quốc tế hoàn toàn ủng hộ Việt Nam
Ông Jitendra Sharman (giữa) đại diện Hội Luật gia Dân chủ Quốc tế đọc Tuyên bố về tình trạng vi phạm leo thang tại biển Đông.
Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và pháp lý (đủ mạnh), có thể thắng nếu kiện ra tòa án quốc tế vụ việc Trung Quốc đưa giàn khoan trái phép vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Đó là khẳng định của ông Jitendra Sharman, Chủ tịch danh dự, nguyên Chủ tịch Hội Luật gia Dân chủ Quốc tế tại buổi họp báo hôm 11/6 ở Hà Nội, để đưa ra Tuyên bố của Hội về tình trạng vi phạm leo thang tại biển Đông.
Tuyên bố của Hội đã được gửi cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và nhiều cơ quan, bộ ngành liên quan của Trung Quốc nhằm kêu gọi Trung Quốc tuân thủ luật pháp quốc tế.
Còn trước câu hỏi, tại Đối thoại Shangri-La 2014 vừa qua, một vị tướng Trung Quốc nói rằng, Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) không áp dụng với khu vực biển Đông?. Ông Jitendra Sharman đã bình luận rằng, phải nói ngay quan điểm như vậy của viên tướng Trung Quốc là tuyên bố sai lầm. Trong toàn bộ văn bản của UNCLOS, chúng ta không thể tìm thấy điều khoản nào quy định các trường hợp loại trừ như vậy. Tất cả các trường hợp tranh chấp, xung đột liên quan biển đảo đều phải áp dụng UNCLOS để giải quyết.
Công luận quốc tế đang nghiêng về phía Việt Nam
Trong những tuần qua, Việt Nam liên tục đưa ra những bằng chứng xác đáng tố cáo Trung Quốc xâm phạm vùng chủ quyền biển của mình và đã được dư luận quốc tế ủng hộ mạnh mẽ những nỗ lực bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông.
Hoa Xuân Oánh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc liên tục luận điệu xuyên tạc, cáo buộc Việt Nam trong khi Trung Quốc đang làm những điều ngược lại trên biển.
CNN dẫn lời Sam Bateman, thành viên cấp cao của Chương trình an ninh hàng hải của Trường Nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam (RSIS) thuộc Đại học Công nghệ Namyang, Singapore nhận định, Trung Quốc đang cố bắt kịp Việt Nam trong cuộc chiến dư luận.
“Trung Quốc đang cố gắng bắt kịp Việt Nam nhưng không thành. Tôi nghĩ Việt Nam đã giành ưu thế vượt trội trong trận chiến dư luận suốt nhiều tuần kể từ khi căng thẳng nổ ra trên Biển Đông”, ông Bateman nhấn mạnh.
Đề cập tới hành vi hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc, chuyên gia phân tích Euan Graham, thành viên cấp cao khác của RSIS, cho biết: “Trung Quốc đang tìm cách khẳng định tuyên bố của họ. Tôi nghĩ rằng hành động đơn phương triển khai giàn khoan dầu cùng đội tàu hộ tống ở Biển Đông là một phép thử của Trung Quốc. Rõ ràng nó mang ý nghĩa khiêu khích”.
Trong khi đó, tờ Diplomat của Nhật Bản nhận định, Trung Quốc luôn chủ trương giải quyết tranh chấp lãnh thổ với các nước xung quanh thông qua các biện pháp trực tiếp và đàm phán song phương nhằm tận dụng những ảnh hưởng của Bắc Kinh trong khu vực. Vì vậy, việc đại diện của Trung Quốc tại LHQ yêu cầu Tổng thư ký Ban Ki Moon lưu hành văn bản vu cáo Việt Nam là một động thái bất ngờ.
Chuyên gia phân tích của tờ báo này cho rằng, Trung Quốc đang ngày càng quan ngại hành động pháp lý mang tính quốc tế của các nước láng giềng. Nếu Bắc Kinh yếu thế trong cuộc chiến pháp lý, họ sẽ đánh mất những ưu thế quân sự vượt trội mà Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc đang có.
Ở góc độ khác, Philippines đã nộp đơn kiện yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc lên tòa án trọng tài thường trực quốc tế. Theo nhiều chuyên gia quốc tế, Việt Nam cũng có thể sử dụng các hành động pháp lý chống lại những hành vi ngang ngược của Bắc Kinh trên Biển Đông tương tự như Philippines.
Thanh Trà (tổng hợp)