Giải pháp mới trong xử lý rác thải điện tử

14:22, 18/10/2024

ABB Robotics hợp tác với Công ty Molg (Mỹ) nhằm xây dựng nhà máy robot nhỏ, mục đích thu hồi và tái chế các chất thải điện tử từ các trung tâm dữ liệu, giúp cho trung tâm hoạt động hiệu quả và bền vững hơn.

"Thông qua sự hợp tác này, chúng tôi tiếp tục hiện thực hóa tầm nhìn của mình về việc giúp các cơ quan dữ liệu thông tin hoạt động hiệu quả và bền vững hơn" - Craig McDonnell, Giám đốc điều hành Công ty Business Line Industries, ABB Robotics cho biết. “Với Molg, chúng tôi đang tạo ra các ứng dụng mới cho robot công nghiệp trong một phân khúc đang phát triển với tính tuần hoàn và tính bền vững là cốt lõi. Giải pháp của chúng tôi cho phép nâng cấp và tự động tháo gỡ dữ liệu ở trung tâm, giúp tạo ra tính tuần hoàn lớn hơn thông qua việc xử lý, tái chế và tái sử dụng thông tin".

Ảnh minh họa.

Những tiến bộ trong điện toán như AI, dữ liệu đám mây đòi hỏi các trung tâm cần phải nâng cấp và mở rộng kho lưu trữ thường xuyên hơn. Mỗi năm trên toàn thế giới có tới 2,6 triệu tấn chất thải điện tử được thải ra từ các trung tâm dữ liệu, ước tính đến năm 2030 chất thải điện tử dự kiến sẽ tăng lên 75 triệu tấn.

ABB Robotics tiếp tục hỗ trợ các hệ sinh thái mới thông qua hợp tác và đầu tư. ABB Robotics và Automation Ventures (ABB RA Ventures) đã tham gia với khoản đầu tư chủ chốt, nhưng dẫn đầu vẫn là Closed Loop Partners' Ventures Group cùng với Quỹ cam kết khí hậu của Amazon, Overture, Elemental Impact và Techstars Ventures.

 

Molg đã được công nhận là đối tác doanh nghiệp của ABB trong "Thử thách khởi nghiệp" năm 2023, nhà máy vi mô robot của Molg có thể tự lắp ráp và tháo rời các sản phẩm điện tử phức tạp bao gồm máy tính xách tay, máy chủ và các thiết bị điện tử công nghiệp.

Để thay thế cho việc tháo gỡ thủ công, vận chuyển thiết bị đến bãi chôn lấp hoặc phân hủy, nhà máy robot siêu nhỏ giải quyết nhiều thách thức liên quan đến việc xử lý chất thải điện tử. Việc xử lý hiệu quả các thiết bị đã ngừng hoạt động, tháo gỡ tự động làm giảm rủi ro liên quan đến việc xử lý các yếu tố độc hại có thể ảnh hưởng không tốt cho môi trường và sức khỏe con người, đồng thời giải phóng công nhân khỏi việc xử lý các nhiệm vụ khó khăn, ẩn chứa nguy hiểm tiềm tàng.

Với nhiều thành phần cũng chứa các nguyên tố đất hiếm (REE), tối đa hóa khả năng phục hồi thông qua tự động hóa, mang lại cơ hội kinh tế để tái sử dụng trong sản xuất thiết bị điện tử mới. "Chúng tôi rất vui mừng khi có sự hỗ trợ của ABB, sự hợp tác này vượt qua ranh giới khó khăn của vòng tuần hoàn trong tự động hóa. Với khoản đầu tư này từ ABB, chúng tôi có thể đẩy nhanh tốc độ làm việc của mình để tạo ra các quy trình sản xuất tuần hoàn, bền vững hơn cho các thiết bị điện tử, nhằm đảm bảo các vật liệu có giá trị được lưu thông và tăng cường khả năng phục hồi chuỗi cung ứng" - Giám đốc điều hành Rob Lawson-Shanks cho biết.

Giải pháp này là một phần trong danh mục đầu tư rộng lớn hơn của Molg, bao gồm các công cụ phần mềm truy xuất nguồn gốc thành phần và thiết kế tuần hoàn cho phép các nhà sản xuất tạo ra các sản phẩm tái chế vào cuối vòng đời của chúng.

ABB là công ty hàng đầu về công nghệ trong điện khí hóa và tự động hóa, luôn hứa hẹn một tương lai bền vững và hiệu quả hơn. Gia nhập thị trường Việt Nam vào năm 1993 và hiện có 5 cơ sở trên toàn quốc để phục vụ thị trường địa phương và khu vực, bao gồm Trụ sở chính và Trung tâm Giải pháp Robot & Tự động hóa tại Thành phố Hồ Chí Minh, Văn phòng đại diện tại Hà Nội, Nhà máy Giải pháp Phân phối Điện khí hóa và Trung tâm Dịch vụ và Kỹ thuật Robot tại Bắc Ninh.