Giảm lượng khí thải cacbon nhờ chuyển lên đám mây AWS

09:49, 28/07/2021

Amazon Web Service (AWS), một công ty của Amazon.com vừa công bố những kết luận từ báo cáo Cơ hội giảm thiểu lượng cacbon khi chuyển dịch lên đám mây tại châu Á - Thái Bình Dương (APAC) được thực hiện bởi 451 nghiên cứu (Research), thuộc S&P Global Market Intelligence.

Báo cáo cho thấy, ở APAC, nếu các tổ chức chuyển các ứng dụng kinh doanh từ trung tâm dữ liệu tại chỗ lên đám mây thì có thể giảm việc sử dụng năng lượng và khí thải carbon tới 78%. Hơn nữa, nếu các hoạt động đám mây trong khu vực APAC được được vận hành bởi 100% năng lượng tái tạo, thì việc chuyển các ứng dụng tính toán lên đám mây sẽ giúp giảm khí thải lên tới 93% đối với các công ty ở APAC, nơi việc tìm kiếm nguồn 100% năng lượng tái tạo vẫn gặp nhiều thách thức. Được tài trợ bởi AWS, báo cáo nghiên cứu đã khảo sát hơn 500 công ty thuộc nhiều ngành nghề khác nhau trong khu vực APAC bao gồm Úc, Ấn Độ, Nhật Bản, Singapore và Hàn Quốc.

Nghiên cứu chỉ ra rằng các trung tâm dữ liệu trên đám mây có lợi thế hiệu quả vượt trội cả về phạm vi máy chủ và hạ tầng. Hơn nữa, các máy chủ đám mây có thể giảm hơn 67% năng lượng tiêu thụ nhờ ứng dụng công nghệ tiên tiến và tần suất sử dụng cao.

Khu vực APAC có thể giảm 78% lượng khí thải carbon nhờ chuyển lên đám mây.

Giống như những kết luận của báo cáo, các hệ thống máy chủ AWS được thiết kế nhằm tối ưu hóa điện năng và sử dụng công nghệ mới nhất, như bộ xử lý chuyên dụng AWS Graviton 2 - được cung cấp riêng cho khách hàng AWS - cung cấp hiệu suất trên mỗi watt hiệu quả hơn bất kỳ bộ xử lý AWS nào khác. AWS cũng vận hành các máy chủ với tần suất sử dụng và hiệu quả năng lượng cao, giúp chia sẻ và phân bổ nguồn lực linh hoạt cho các tải ứng dụng của khách hàng trên hệ thống đám mây.

451 Research chỉ ra thêm rằng hiệu quả tại các trung tâm dữ liệu đám mây, như hệ thống phân phối điện và công nghệ làm mát tiên tiến, góp phần tiết kiệm hơn 11% năng lượng so với hạ tầng tại chỗ thông thường. Để thực hiện điều này, AWS thiết kế các trung tâm dữ liệu để giảm thất thoát năng lượng với hạ tầng điện được tối ưu hóa cùng các phương pháp làm mát tiết kiệm năng lượng, đồng thời, công ty cũng đang đổi mới thiết kế hệ thống làm mát để giảm lượng nước sử dụng và ứng dụng dữ liệu cảm biến thời gian thực để thích ứng với việc thay đổi thời tiết.

451 Research cho biết các nhà cung cấp đám mây có các mục tiêu năng lượng tái tạo tham vọng hơn so với nhiều công ty khác trong khu vực APAC, và quy mô đầu tư của họ lớn đến mức mỗi dự án mới bổ sung thêm hàng chục megawatt năng lượng tái tạo mới vào lưới điện. Tuy nhiên, vẫn còn đó những rào cản đáng kể đối với các cơ hội cho năng lượng tái tạo tại APAC, bằng chứng là hiện nay, số lượng các hợp đồng mua bán điện tái tạo của doanh nghiệp (PPA) được thực hiện tương đối thấp.

Ông Ken Haig, Trưởng bộ phận chính sách năng lượng khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Nhật Bản của AWS.

Theo Bloomberg New Energy Finance (BNEF), tính đến cuối năm 2020, chỉ có 75 hợp đồng PPA (tổng cộng 4,5GW) được thực hiện cho đến nay ở khu vực APAC, so với 233 hợp đồng ở Châu  u (14GW) và 959 ở Hoa Kỳ (43GW). Nếu được các công ty năng lượng địa phương cung cấp 100% năng lượng tái tạo cho các hoạt động của họ tại APAC, các nhà cung cấp đám mây có thể giảm thêm 15% lượng khí thải từ các tải ứng dụng vận hành trên đám mây. Kết hợp với hiệu quả cấp máy chủ và hạ tầng có được, tổng lượng khí thải carbon khi chạy các ứng dụng CNTT trên đám mây có thể giảm đến 93% cho các tổ chức trong khu vực APAC.

Những đầu tư đáng kể vào năng lượng tái tạo là một bước quan trọng để giảm lượng khí thải carbon của Amazon trên toàn cầu. Amazon là tập đoàn mua năng lượng tái tạo lớn nhất thế giới và hiện có 232 dự án năng lượng mặt trời và gió trên toàn cầu. Các dự án này có công suất tạo ra hơn 10.000 megawatt (MW) và cung cấp hơn 27 triệu megawatt mỗi giờ (MWh) hàng năm. Khu vực APAC có 5 dự án năng lượng tái tạo quy mô lớn, trong đó có dự án năng lượng mặt trời 62MW tại Singapore mới được công bố gần đây.

PV (T/h)