Giám sát toàn bộ sức khỏe cơ thể bằng miếng dán sinh học
Chỉ cần một miếng dán bằng vàng, rộng vài cm và nhẹ như một chiếc lông vũ có tên là Biostamp, thì tất cả những cảm xúc, suy nghĩ sâu thẳm nhất của bạn sẽ bị tiết lộ hoàn toàn.
Đây là sản phẩm của Giáo sư John Rogers chuyên về khoa học vật liệu Trường Đại học Illinois (Mỹ). Bằng cách gắn linh hoạt cảm biến thu nhỏ lên thái dương của người sử dụng, ông đã theo dõi được các bước sóng của não tại thời gian thực và truyền tín hiệu dưới dạng tin nhắn.
Hình ảnh miếng dán sinh học Biostamp
Các phiên bản thử nghiệm của John Rogers có thể đưa ra một loạt các chức năng kích thích và giám sát. Từ đó, ông có thể phối hợp đốt cháy các tế bào thần kinh và ghi lại các hoạt động thông qua một giao diện chuyển nghĩa trên máy tính, những đợt sóng não sẽ chọn những ký tự chữ viết từ một màn hình hiển thị phím ảo và truyền tin nhắn.
Nếu trước đây, để có được những tín hiệu như vậy, các nhà khoa học phải sử dụng dụng cụ như một chiếc mũ bảo hiểm có đầy đủ các cực điện nặng, trong đó yêu cầu người bệnh phải cạo sạch tóc và chỉ có thể đeo an toàn trong một thời gian ngắn. Miếng dán cảm biến Biostamp của Rogers đủ nhẹ và không dễ phát hiện bằng mắt thường, nên người dùng có thể mang theo cả ngày và các thiết bị nhận tín hiệu thì luôn hoạt động chính xác.
Miếng dán cảm ứng không dây này cũng giúp loại bỏ tiếng ồn để tránh che lấp tín hiệu và nhầm lẫn vị trí. Bên cạnh đó, nhà phát minh ra thiết bị đang sử dụng ngày càng nhiều điện cực mật độ cao để tạo ra thêm hàng ngàn lần thông tin hoạt động của não. Mục tiêu trước mắt của thiết bị là trở thành ứng dụng y tế mang tính đột phá trong hai lĩnh vực gồm: Một là để do sóng não cho các bệnh nhân động kinh, suy giảm chức năng thần kinh, khủng hoảng thần kinh… Mai là để giám sát giấc ngủ cho các bệnh nhân rối loại thần kinh…
Các lĩnh vực mà Biostamp đã ứng dụng
Kể từ khi phát minh ra Biostamp vào năm 2011, Rogers luôn có mục tiêu và tham vọng lớn đó là tập trung nghiên cứu thiết bị theo dõi bộ não con người, cùng với đó thiết bị đã được sử dụng để kiểm soát toàn bộ cơ thể người như đo nhịp tim, nhiệt độ, mạch, huyết áp… Đã có những tổ chức đưa Biostamp vào ứng dụng như hãng thể thao Reebok dùng để giám sát các lực tác động, hãng mỹ phẩm L'Oreal dùng để theo dõi sự ô xi hóa làn da, và Quân đội Hoa Kỳ dùng để theo dõi tình trạng sức khỏe của binh lính.
Những thiết bị tương thích sinh học này còn đang được thử nghiệm bên trong cơ thể người, cung cấp khả năng xử lý cũng như chẩn đoán, sử dụng kích thích điện tử với mục tiêu thay thế cho các loại thuốc… ở bộ phận nội tạng người.
Các nhà nghiên cứu của Trường ĐH Illinois cũng đã lắp đặt thiết bị điện tử vào dây thần kinh vùng chậu để giải quyết các rối loạn chức năng bàng quang và trên bề mặt tim để đóng vai trò của máy đo nhịp tim. Họ đã chế tạo miếng dán nhỏ bé như một chiếc tem để có thể tự tiêu trong cơ thể một cách an toàn sau một thời gian nhất định.
Phần lớn các thử nghiệm hiện nay đang được áp dụng trên loại gặm nhấm và nếu thiết bị vượt qua được các rào cản an toàn thì sẽ được ứng dụng lên cơ thể người. Tuy nhiên, ông Rogers cũng thừa nhận một số rủi ro từ các yếu tố bên ngoài tác động đến thử nghiệm thành công của thiết bị. Ông và các công sự đã loại bỏ các bảng mạch từ và thu nhỏ kích thước nano của miếng dán để người dùng luôn cảm thấy thoải mái. Bên cạnh đó, thiết bị vẫn hoạt động tốt dù ngay cả khi bị dãn căng khỏi hình dạng ban đầu và không bị thấm nước.
Từ năm 2011, Phòng thí nghiệm của Rogers đã nộp hơn 100 bằng sáng chế liên quan đến sản phẩm Biostamp và đã nhận được hơn 60 triệu đô la tài trợ từ các các nhân.
Hải Linh