Học nghề bằng cách... chơi game?
00:00, 11/05/2011
Với nhiều doanh nghiệp, trò chơi điện tử không còn là món giải trí đơn thuần mà là một công cụ giáo dục, đào tạo kỹ năng nghề nghiệp. Ngày càng có nhiều tập đoàn, công ty lớn trên thế giới sử dụng các trò chơi nghiêm túc (serious games) này để trau giồi năng lực cho nhân viên.
Theo RFI, giới doanh nghiệp không nhanh nhạy bằng giới quân sự. Từ gần một chục năm nay, các loại trò chơi “chiến tranh” đã được quân đội Mỹ dùng làm bài trắc nghiệm để tuyển mộ tân binh. Tuy nhiên, tới gần đây, mới có ngày càng nhiều doanh nghiệp sử dụng các loại “serious games”, để tăng cường năng lực cho nhân viên hoặc phát huy nhận thức về phát triển bền vững hay đa dạng sinh thái…
Một trong những ví dụ điển hình là tập đoàn chế tạo xe hơi Pháp Renault, với trò chơi gọi là Ultimate Sales Managers, vừa được giới thiệu tại Paris đầu tháng 4 vừa qua. Người chơi đóng vai người phụ trách bán hàng, và phải đề ra các mục tiêu cho nhân viên tùy theo những thông tin có sẵn, trên cơ sở khả năng của từng cá nhân. Người chơi cũng có thể kiểm tra tình trạng các chiếc xe trưng bày và phải xử lý những sai sót, ví dụ như một lon bia bị bỏ quên trên ghế ngồi.
Nhân vật này có nhiệm vụ cứu vãn một chi nhánh đang thoi thóp vì làm ăn thất bát, nhưng đồng thời phải giữ vững được tinh thần đội ngũ của mình. Nếu đội ngũ bị mất tinh thần do những sáng kiến, chiến lược mà cán bộ lãnh đạo này đề ra thì lập tức ông ta bị trừng phạt ngay và kết thúc trò chơi.
Hervé Vialle, một lãnh đạo thuộc tập đoàn xe hơi Renault cho biết, đây là trò chơi thứ ba mà Renault sử dụng. Mục đích của việc ứng dụng trò chơi điện tử là nhằm giúp nhân viên tiến bộ trong công việc, và tạo hứng thú để nhân viên nỗ lực hơn.
Không riêng tập đoàn Renault, những tập đoàn lớn khác như EDF, France Télécom-Orange, SNCF, tập đoàn bảo hiểm AXA, thậm chí cả tập đoàn dầu khí Total cũng sử dụng những trò chơi tương tự. Đối với Ngân hàng BNP Paribas, vốn đã sử dụng loại trò chơi "nghiêm túc" từ năm 2004 đến nay, tính nghiêm túc được nhấn mạnh nhiều hơn là trò chơi, cho dù ngân hàng vẫn tôn trọng những đặc tính của một trò chơi điện tử.
Tập đoàn dầu khi Pháp Total thì muốn trau chuốt hình ảnh thời thượng hiện nay là "thân thiện với môi trường", nên đã tung ra trò chơi khuyến khích nhân viên có hành động của một công dân tốt, biết tôn trọng môi trường. Total được cho là đã khá thành công trong sáng kiến này.
Khái niệm "serious games" xuất hiện tại Mỹ từ năm 2002, với trò chơi miễn phí America’s Army, nhằm tuyển tân binh thông qua mạng Internet. Ngày nay, loại trò chơi nghiêm túc này đã tỏa rộng ra mọi lãnh vực, chẳng hạn như trong lãnh vực hoạt động nhân đạo với trò Food Force, đặt những người hoạt động trong mọi tình huống mà họ có thể gặp trong thực tế...
Chính phủ Pháp cũng có trò chơi dành cho những ai muốn tự mình thành lập một doanh nghiệp, hay thử tập làm bộ trưởng ngân sách. Theo ông Damien Nolan, Giám đốc công ty Daesign đã làm ra trò chơi Ultimate Sales Managers cho hãng Renault, loại trò chơi nghiêm túc này có giá từ 50.000 - 200.000 Euro, trong lúc những trò phổ thông đại chúng nhiều hơn tốn kém từ 10 đến 15 triệu Euro.
Theo RFI, giới doanh nghiệp không nhanh nhạy bằng giới quân sự. Từ gần một chục năm nay, các loại trò chơi “chiến tranh” đã được quân đội Mỹ dùng làm bài trắc nghiệm để tuyển mộ tân binh. Tuy nhiên, tới gần đây, mới có ngày càng nhiều doanh nghiệp sử dụng các loại “serious games”, để tăng cường năng lực cho nhân viên hoặc phát huy nhận thức về phát triển bền vững hay đa dạng sinh thái…
Một trong những ví dụ điển hình là tập đoàn chế tạo xe hơi Pháp Renault, với trò chơi gọi là Ultimate Sales Managers, vừa được giới thiệu tại Paris đầu tháng 4 vừa qua. Người chơi đóng vai người phụ trách bán hàng, và phải đề ra các mục tiêu cho nhân viên tùy theo những thông tin có sẵn, trên cơ sở khả năng của từng cá nhân. Người chơi cũng có thể kiểm tra tình trạng các chiếc xe trưng bày và phải xử lý những sai sót, ví dụ như một lon bia bị bỏ quên trên ghế ngồi.
Nhân vật này có nhiệm vụ cứu vãn một chi nhánh đang thoi thóp vì làm ăn thất bát, nhưng đồng thời phải giữ vững được tinh thần đội ngũ của mình. Nếu đội ngũ bị mất tinh thần do những sáng kiến, chiến lược mà cán bộ lãnh đạo này đề ra thì lập tức ông ta bị trừng phạt ngay và kết thúc trò chơi.
Hervé Vialle, một lãnh đạo thuộc tập đoàn xe hơi Renault cho biết, đây là trò chơi thứ ba mà Renault sử dụng. Mục đích của việc ứng dụng trò chơi điện tử là nhằm giúp nhân viên tiến bộ trong công việc, và tạo hứng thú để nhân viên nỗ lực hơn.
Không riêng tập đoàn Renault, những tập đoàn lớn khác như EDF, France Télécom-Orange, SNCF, tập đoàn bảo hiểm AXA, thậm chí cả tập đoàn dầu khí Total cũng sử dụng những trò chơi tương tự. Đối với Ngân hàng BNP Paribas, vốn đã sử dụng loại trò chơi "nghiêm túc" từ năm 2004 đến nay, tính nghiêm túc được nhấn mạnh nhiều hơn là trò chơi, cho dù ngân hàng vẫn tôn trọng những đặc tính của một trò chơi điện tử.
Khái niệm trò chơi nghiêm túc đã ra đời từ năm 2002 với trò chơi America's Army
Tập đoàn dầu khi Pháp Total thì muốn trau chuốt hình ảnh thời thượng hiện nay là "thân thiện với môi trường", nên đã tung ra trò chơi khuyến khích nhân viên có hành động của một công dân tốt, biết tôn trọng môi trường. Total được cho là đã khá thành công trong sáng kiến này.
Khái niệm "serious games" xuất hiện tại Mỹ từ năm 2002, với trò chơi miễn phí America’s Army, nhằm tuyển tân binh thông qua mạng Internet. Ngày nay, loại trò chơi nghiêm túc này đã tỏa rộng ra mọi lãnh vực, chẳng hạn như trong lãnh vực hoạt động nhân đạo với trò Food Force, đặt những người hoạt động trong mọi tình huống mà họ có thể gặp trong thực tế...
Chính phủ Pháp cũng có trò chơi dành cho những ai muốn tự mình thành lập một doanh nghiệp, hay thử tập làm bộ trưởng ngân sách. Theo ông Damien Nolan, Giám đốc công ty Daesign đã làm ra trò chơi Ultimate Sales Managers cho hãng Renault, loại trò chơi nghiêm túc này có giá từ 50.000 - 200.000 Euro, trong lúc những trò phổ thông đại chúng nhiều hơn tốn kém từ 10 đến 15 triệu Euro.
(theo VnEconomy)