Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông phải xoay quanh chuyển đổi số
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông trong tương lai sẽ là trường ĐH hàng đầu khu vực và châu Á về công nghệ số và có trọng số trong công cuộc chuyển đổi số đất nước.
- Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông mở ngành học mới
- Qualcomm tài trợ bốn dự án nghiên cứu công nghệ cho Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
- Học viên Công nghệ Bưu chính viễn thông xây dựng hệ sinh thái đại học số
- Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông nghiên cứu mở ngành logistics, báo chí số
- Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông ra mắt “Phòng nghiên cứu quốc tế về Trí tuệ nhân tạo”
- Ngành CNTT của Học viện công nghệ Bưu chính Viễn thông có điểm trúng tuyển cao nhất
- Học viện công nghệ Bưu chính Viễn thông trở thành "đại học số" hình mẫu đầu tiên
Phát biểu tại Lễ kỷ niệm 25 năm ngày truyền thống Học viện (17/9/1997 - 17/9/2022), Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng ghi nhận và đánh giá cao những cống hiến, nỗ lực và tâm huyết của các thế hệ cán bộ, công nhân viên, giảng viên, nghiên cứu viên, sinh viên Học viện.
Theo Bộ trưởng, qua chặng đường 25 năm xây dựng, phấn đấu và trưởng thành, Học viện đã không ngừng phát triển trở thành cái nôi đào tạo nguồn nhân lực chủ yếu cho ngành Thông tin và Truyền thông nói riêng, cũng như các ngành kinh tế, kỹ thuật khác của đất nước.
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng ghi nhận nỗ lực và tâm huyết của các thế hệ cán bộ, công nhân viên, giảng viên, sinh viên Học viện.
"Mọi sự đổi mới của Học viện phải xoay quanh chuyển đổi số. Chỉ có chuyển đổi số đại học mới giải quyết được bài toán nhân lực số Việt Nam. Học viện hãy đi đầu về chuyển đổi số toàn diện và trở thành đại học số hàng đầu" - Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ.
Cũng tại buổi lễ, PGS. TS. Đặng Hoài Bắc - Giám đốc Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông cho hay: "25 năm là quãng thời gian không dài trong lịch sử nhưng 25 năm cũng đủ làm thước đo chặng đường phát triển của một trường ĐH".
PGS.TS Đặng Hoài Bắc - Giám đốc Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông.
Hiện nay, Học viện đang tiên phong trong chuyển đổi số để hướng tới sớm trở thành Đại học số đầu tiên của Việt Nam, là hình mẫu tiên phong trong chuyển đổi số quốc gia, là một quốc gia số thu nhỏ, thay đổi cách thức dạy. Mô hình chuyển đổi số của Học viện được xây dựng với 3 trụ cột chính: Phát triển hệ thống quản trị số; Cung ứng dịch vụ số; Phát triển xã hội số - thu hẹp khoảng cách số.
Đến nay, Học viện đã hoàn thành giai đoạn 1 quá trình chuyển đổi số. Diện mạo của 1 đại học số dần hình thành thông qua ứng dụng kết nối cho giảng viên, sinh viên qua smartphone…; với các hệ thống điều hành trung tâm, điều hành lớp học, giám sát an ninh, lớp học thông minh, phòng thực hành D-Lab.
Học viện đã có những bước trưởng thành đáng ghi nhận trên hai lĩnh vực quốc sách hàng đầu là Giáo dục Đào tạo và Nghiên cứu khoa học. Vượt qua những khó khăn, thách thức ban đầu của mô hình thí điểm, Học viện đã hoàn toàn tự chủ, hoạt động theo cơ chế tự chịu trách nhiệm, đã tự trang trải được toàn bộ kinh phí (bao gồm cả đầu tư cơ sở vật chất) nhưng vẫn là tổ chức phi lợi nhuận và là trường Đại học có uy tín trong lĩnh vực Thông tin và Truyền thông.
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng trao Cờ thi đua của Chính phủ năm 2021 cho Học viện.
"Những đóng góp của Học viện về đào tạo nhân lực cho sự phát triển của các tập đoàn công nghệ, của ngành ICT và của đất nước 25 năm vừa qua dù chưa định lượng đầy đủ nhưng rất vinh dự và vẻ vang, được xã hội công nhận" - PGS. TS. Đặng Hoài Bắc nói.
Điểm chuẩn xét tuyển đại học chính quy năm 2022 mới được công bố ngày 16/9, Học viện thuộc top 3 các trường đại học về ICT toàn quốc. Các sản phẩm khoa học công nghệ của Học viện đã được triển khai trên 40 địa phương của cả nước, hợp tác nghiên cứu với 20 tổ chức quốc tế, mang lại doanh thu hơn 20% tổng doanh thu.
Thùy Dung (T/h)