Khuyến cáo phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm mua bán người trên không gian mạng
Tình hình tội phạm mua bán người vẫn luôn tiềm ẩn nhiều phức tạp. Các đối tượng mua bán người thường tận dụng triệt để và hoạt động tinh vi trên không gian mạng để thực hiện hành vi phạm tội.
- Nhức nhối hành vi xâm phạm bản quyền sách trên không gian mạng: Cần chế tài xử lý nghiêm minh
- Đồng Nai: Tăng cường cảnh báo về tội phạm lừa đảo trên không gian mạng
- Giả mạo website Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia để lừa đảo
- Đẩy mạnh ngăn chặn và phòng, chống lừa đảo trên không gian mạng
- FPT IS đề xuất giải pháp chủ động phòng chống lừa đảo không gian mạng
- Biểu dương thành tích triệt phá đường dây lừa đảo đầu tư tài chính, tổ chức đánh bạc trên không gian mạng
- Không gian mạng, mặt trận nóng bỏng trong công tác chống hàng giả
- Cảnh báo gia tăng các hình thức lừa đảo trên không gian mạng trong mùa EURO 2024
- Thông số Bits/Pixel là gì?
Thực tế đấu tranh của lực lượng chức năng cho thấy, các đối tượng lợi dụng không gian mạng, nhất là với nền tảng OTT (zalo, facebook, telegram...) thiết lập các trang quảng cáo, tìm việc làm, ứng dụng hẹn hò, hội nhóm độc thân, sử dụng tên tuổi, địa chỉ giả để kết bạn, làm quen, tán tỉnh, hứa hẹn tìm việc làm, sau đó lừa bán làm nhân viên phục vụ tại các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT (quán karaoke, cắt tóc, massage...). Các đối tượng người Việt Nam trong nước câu kết với các đối tượng người Việt Nam ở nước ngoài để tìm kiếm, dụ dỗ nạn nhân ra nước ngoài làm việc, hoặc bán thận thông qua các hình thức: Xem ảnh, tuyển chọn qua zalo… sau đó, hướng dẫn nạn nhân ra nước ngoài (Lào, Campuchia, Myanmar…).
Các đối tượng lừa đảo trực tuyến thường sử dụng chiêu trò “việc nhẹ, lương cao” đưa người ra nước ngoài làm việc trong các casino, cơ sở game online, công ty kinh doanh trực tuyến do người nước ngoài làm chủ, nhằm cưỡng bức lao động, ép buộc thực hiện hành vi lừa đảo trực tuyến. Nếu nạn nhân muốn về nước phải nộp một khoản tiền chuộc lớn. Các đối tượng người nước ngoài câu kết với đối tượng người Việt Nam môi giới, lừa gạt phụ nữ đưa ra nước ngoài kết hôn trái pháp luật, ép hoạt động mại dâm diễn ra tại khu vực các tỉnh biên giới, trong đó có Quảng Ninh.
Tương tự, đối với những vụ mua bán người ở nội địa, phương thức thủ đoạn chủ yếu là dụ dỗ, tạo niềm tin, kết bạn làm quen qua mạng xã hội, rủ đi du lịch, mua sắm, tìm việc làm, thậm chí đối tượng còn tìm về tận quê nhà nạn nhân trao đổi cùng gia đình về cơ hội công việc ở thành phố, để đưa nạn nhân di chuyển qua nhiều tỉnh và bán cho các cơ sở kinh doanh có điều kiện tại nhiều tỉnh khác nhau.
Cảnh giác với thủ đoạn hoạt động của tội phạm mua bán người trên không gian mạng.
Đa số nạn nhân biết sẽ làm trong các điểm kinh doanh, dịch vụ nhạy cảm, ký hợp đồng lao động, khai tăng tuổi để trốn tránh sự kiểm tra của lực lượng chức năng, ký nhận giấy vay tiền (tháng lương đầu tiên) để mua sắm vật dụng cá nhân, thậm chí có gia đình còn nhận ứng trước tiền nhiều tháng. Sau khi bị đánh đập, ép hoạt động mại dâm, thậm chí bị cưỡng bức mới báo gia đình làm đơn tố cáo cơ quan công an địa phương. Tuy nhiên, trong một số vụ việc, chính gia đình nạn nhân còn dàn xếp, thỏa thuận mức bồi thường để không tố cáo với cơ quan chức năng.
Cơ quan công an khuyến cáo người dân cần tìm hiểu kỹ, nâng cao nhận thức, có ý thức cảnh giác, nắm và nhận diện được các phương thức, thủ đoạn của các đối tượng, đường dây tổ chức cho người khác xuất cảnh, di cư trái phép, mua bán người và những hậu quả, hệ lụy, không để các đối tượng xấu dụ dỗ, lôi kéo.
Khi có nhu cầu xuất cảnh ra nước ngoài, người dân cần liên hệ các cơ quan chức năng có thẩm quyền, các công ty du lịch, xuất khẩu lao động uy tín có giấy phép lữ hành quốc tế, đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài để được tư vấn, hướng dẫn về thủ tục.
Đối với những người bị hại cần xóa bỏ tâm lý mặc cảm, sợ bị trả thù hay ảnh hưởng đến danh dự, khai báo cho cơ quan chức năng về hành vi của đối tượng để kịp thời xác minh, giải quyết vụ việc liên quan. Cùng với đó, không tiếp tay, tham gia các hoạt động môi giới, tổ chức, đưa dẫn, giúp sức, xúi giục người khác xuất nhập cảnh trái phép; tố giác các đối tượng có hoạt động tổ chức đưa người đi nước ngoài trái phép cho cơ quan chức năng để phòng ngừa, ngăn chặn và điều tra, xử lý.
Theo Tạp chí Sở hữu Trí tuệ & Sáng tạo