Làm thế nào để học sinh yêu thích môn Tin Học?
Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, vị trí, vai trò của môn Tin học có nhiều thay đổi từ cấp tiểu học đến Trung học.
- STEM trong Tin học: Phép đếm Chisanbop
- Ứng dụng tin học trong giảng dạy và học tập
- Phụ nữ với sự nghiệp stem nên hay không nên?
- Phần mềm Olala Pascal - Trình soạn thảo ngôn ngữ Pascal hiệu quả
- Sau 20 năm lại có học sinh 2 lần liên tiếp đoạt Huy chương Vàng Olympic Tin học Quốc tế
- Sau 20 năm lại có học sinh 2 lần liên tiếp đoạt Huy chương Vàng Olympic Tin học Quốc tế
Ở cấp Trung học phổ thông, Tin học là môn học mang tính thiết thực, không còn hàn lâm, được lựa chọn theo nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp. Học sinh sẽ được phân hóa theo 2 định hướng “Tin học ứng dụng” và “Khoa học máy tính”.
Đây là câu hỏi trăn trở của tôi cũng như biết bao giáo viên dạy Tin học trong trường THPT. Làm thế nào để học sinh và phụ huynh hiểu rõ về tầm quan trọng của môn học này. Cần giúp học sinh tiếp cận về ngành công nghệ thông tin một cách nhẹ nhàng và dễ dàng nhất, không quá khắc nghiệt theo một chương trình giảng dạy mang tính máy móc. Cần giúp học sinh biết được những khả năng kì diệu của ngành công nghệ thông tin mang lại cho xã hội và cho cuộc sống mà chính bản thân các em có thể tự làm được.
Từ đó xây dựng ý chí phấn đấu học tập cho các em ngay từ khi các em còn ngồi trên ghế nhà trường. Chúng tôi đã phải thường xuyên tự đổi mới mình để thích ứng kịp thời đáp ứng cho sự phát triển của xã hội ngày nay.
Ảnh: minh họa
Một số kinh nghiệm chúng tôi đã làm. Chúng tôi dạy học theo chủ đề, Khi đặt vấn đề dạy học, chúng tôi đưa ra câu hỏi gợi ý như một bài tập nhỏ.Ví dụ: ”Thiết kế nhân vật chuyển động và nói bằng văn bản những câu đơn giản”. Ở lớp 11. Dùng lập trình Pascal rất khó lập trình. Nên chúng tôi sử dụng MBlock để các em cảm thấy hứng thú. Các em tư duy và sáng tạo theo suy nghĩ của mình.
Chỉ một bài tập mà rất nhiều ý tưởng và từ đây hình thành nhóm làm việc, có nhóm thích lập trình game, có nhóm thích lập trình các nhân vật phim hoạt hình, từ đó chúng tôi định hướng cho học sinh biết cách xây dựng kịch bản. Phân hóa được học sinh và các em sẽ biết định hướng nghề nghiệp cho tương lai của mình.
Hiện nay đa số các em đi học đều có sử dụng điện thoại, đây là vấn đề rất nan giải, chúng tôi đã tận dụng và tìm hiểu giúp các em tải các phần mềm phục vụ cho việc học tập, như lập trình Mblock, Python, Arduino C, C++,... Đánh giá khả năng làm việc nhóm, khơi gợi ý thức cá nhân của mỗi bản thân.
Từ đó hình thành nhân cách độc lập và có trách nhiệm với bản thân, với cộng đồng, không để một học sinh nào bị bỏ lại phía sau. Mong rằng với những trải nghiệm này việc tiếp thu kiến thức của học sinh diễn ra một cách tự nhiên nhất, dễ dàng tiếp cận nhất, không khô khan mà vẫn đảm bảo được kiến thức cần đạt của học sinh, phát huy tốt nhất tư duy học tập của học sinh.
Gv Trương Phúc Tú Anh
Trường THPT Mạc Đĩnh Chi. P14. Quận 6. Tp Hồ Chí Minh