Mỹ - Nhật liên thủ đầu tư 4,5 tỷ USD vào cuộc đua mạng 6G của Trung Quốc

18:39, 20/04/2021

Vừa qua, Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga đã đồng ý cùng ký quyết định đầu tư 4,5 tỷ USD nhằm phát triển truyền thông thế hệ tiếp theo được gọi là 6G trong cuộc đua với Trung Quốc.

Chân dungTổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga.

Theo tờ Nikkei Asia đưa tin sau cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo tại Washington vào ngày 16/4 vừa qua, hai nước Mỹ - Nhật sẽ đầu tư vào nghiên cứu, phát triển, thử nghiệm và triển khai các mạng an toàn và công nghệ thông tin và truyền thông tiên tiến.

Thông tin nói rằng: “Mỹ đã cam kết 2,5 tỷ USD cho nỗ lực này, và Nhật Bản đã cam kết 2 tỷ USD.”
Lời kêu gọi về các mạng 5G "an toàn và mở", bao gồm cả việc thúc đẩy Mạng truy cập vô tuyến mở (Open-RAN), phản ánh ý định của các nhà lãnh đạo Mỹ và Nhật Bản trong việc tạo ra một giải pháp thay thế cho mạng truyền thông do Trung Quốc dẫn đầu.

Open-RAN là một nền tảng mã nguồn mở, nơi các nhà khai thác mạng có thể kết hợp và kết hợp phần cứng từ các nhà cung cấp khác nhau mà không cần phải sở hữu toàn bộ hệ thống ăng-ten và trạm gốc.

Hiện tại, các công ty hàng đầu Trung Quốc như Huawei Technologies và ZTE đã nắm giữ khoảng 40% thị phần trạm gốc. Các công ty châu Âu như Eriksson và Nokia, cũng như Samsung Electronics của Hàn Quốc là những đối thủ nặng ký khác, cùng nhau chiếm 90% thị phần. Trong khi đó, các doanh nghiệp Mỹ và Nhật Bản lại tụt hậu so với các đối thủ nặng kí của mình.

Ảnh: minh họa.

Tuy nhiên, xét về bằng sáng chế 5G, Qualcomm nắm gần 10%, tương đương Huawei song người chơi mạnh nhất của Nhật Bản là NTT Docomo chỉ có khoảng 6%.

Dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch nước Tập Cận Bình, Trung Quốc lấy lại tự tin sau khi bắt kịp các nước tiên tiến trong cuộc đua phát triển 5G. Nước này đang muốn lặp lại thành công với 6G. Kế hoạch 5 năm được Quốc hội Trung Quốc thông qua hồi tháng 3 bao gồm cả phát triển 6G.

Nikkei cho biết, để tránh mắc phải sai lầm tương tự, Nhật Bản đã quyết định tham gia cạnh tranh quốc tế ngay khi bắt đầu phát triển 6G để tăng tỷ lệ bằng sáng chế của nước này lên 10%.

Một trong những mục tiêu được nêu ra trong tài liệu này là việc mở rộng hợp tác thông tin Mỹ - Nhật Bản sang các quốc gia khác, nhằm thúc đẩy việc truyền tải thông tin một cách an toàn. Nikkei cho biết, việc tăng thêm đối tác gia nhập vào sáng kiến ​​do Mỹ và Nhật Bản dẫn đầu sẽ giúp cạnh tranh với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trong việc thiết lập các tiêu chuẩn toàn cầu.

Ngoài việc hợp tác 6G, ông Biden và ông Suga Yoshihide cũng đặc biệt đề cập trong tuyên bố chung rằng, "tầm quan trọng trong việc duy trì hòa bình và ổn định trên eo biển Đài Loan đã đạt sự đồng thuận”. Đây là lần đầu tiên các nhà lãnh đạo của Hoa Kỳ và Nhật Bản đề cập đến Đài Loan trong tuyên bố chung kể từ năm 1969 đến nay.

Trọng Lương (T/h)