NFC - cách làm việc và ứng dụng thực tế
Thế giới smartphone hiện nay đang quan tâm đến một tiêu chuẩn kết nối không dây mới có tên NFC. Đó là gì? Và nó có ý nghĩa gì với người sử dụng? NFC là viết tắt của Near Field Communication (giao tiếp trường gần) và được thiết lập để thay đổi cách chúng ta trao đổi thông tin trong khi di chuyển. Trong bài viết này, chúng ta có thể lướt qua những chi tiết của công nghệ này và nó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống thời hiện đại.
NFC là một công nghệ giao tiếp trường ngắn cho phép các thiết bị có thể trao đổi thông tin với các thiết bị NFC hoặc thẻ nhất định hỗ trợ NFC, giống như cách một đầu đọc thẻ quét và một đầu đọc thẻ tín dụng làm việc. Công nghệ này thực tế đã xuất hiện ở một số nước, đặc biệt là Nhật Bản. Hơn nữa, NFC là một tiêu chuẩn mở, và do đó có rất nhiều chỗ cho sự đổi mới hơn nữa của các ứng dụng chưa phát triển.
Bây giờ chúng ta hãy xem xét kỹ hơn công trình NFC làm việc, những lợi ích nó mang lại so với những tiêu chuẩn truyền dẫn không dây gần, ứng dụng thực tế của nó là gì và tương lai của công nghệ này.
Các thực hiện của NFC
Trước khi chuyển sang ứng dụng thực tiễn, chúng ta hãy xem làm thế nào để NFC thực hiện công việc của mình nhưng không đi sâu vào chi tiết kỹ thuật. Về cơ bản, khi người dùng đưa mặt sau của một thiết bị hỗ trợ NFC vào một thiết bị đầu đọc thẻ hỗ trợ NFC, các thiết bị sẽ tự động nhận ra nó và một dấu nhắc trên màn hình sẽ đọc hoặc ghi thông tin vào điện thoại, đó là một điều thực sự đơn giản.
Thông số kỹ thuật
NFC là một tiêu chuẩn ISO 18000-3 RFID, tiêu chuẩn về khả năng tương thích tầm ngắn được quản lý theo đặc điểm kỹ thuật ISO và IEC 13157 cùng với những chuẩn khác. Nó hoạt động ở tần số 13,56 MHz và hỗ trợ truyền dữ liệu với tốc độ tương đối chậm là 424 kbps, mặc dù cải tiến trong tương lai có thể sẽ giúp tăng giá trị này. Nó có một phạm vi hoạt động dưới 20 cm và có ít hơn 0,2 giây để thiết lập kết nối. Điện năng tiêu thụ trong thời gian đọc dữ liệu là dưới 15 mA, mặc dù có thể nhiều hơn khi ghi dữ liệu.
Lợi ích của tiêu chuẩn
Tại sao phải sử dụng một công nghệ mới khi mà chúng ta đã có Wi-Fi và Bluetooth?,… là những câu hỏi liên quan đến mục đích sử dụng của NFC là gì. Hãy nhớ rằng với NFC, người ta có cả 2 lợi ích là cả về sự tiện lợi và an ninh.
Bluetooth và Wi-Fi có phạm vi làm việc rộng hơn so với NFC, thường dao động từ 1-100 mét. Điều này có thể dẫn đến hai vấn đề nảy sinh. Nếu các thiết bị được thiết lập để chấp nhận các kết nối mà không cần được chứng thực, bất cứ ai trong phạm vi này đều có thể kết nối và truy cập thông tin dữ liệu trên các thiết bị khác, tạo ra vấn đề an ninh lớn. Trong khi mối quan tâm an ninh có thể được giải quyết bằng cách yêu cầu một thiết lập lại mật khẩu để kết nối, điều này có thể dẫn đến một vài vấn đề nữa: ghép nối các thiết bị an toàn bằng cách sử dụng Bluetooth hoặc thiết lập kết nối an toàn qua kết nối Wi-Fi liên quan đến việc điều hướng thông qua việc cài đặt thiết bị và nhập mật khẩu.
Địa chỉ NFC là cả một vấn đề quan trọng, cần phải liên hệ chặt chẽ giữa các thiết bị để ghép vào và trao đổi thông tin, tự động trình bày những tùy chọn có sẵn trên màn hình cho người dùng lựa chọn. Như vậy, hàng chục người có thể mang thiết bị có NFC trong cùng một căn phòng dù không có mật khẩu đặt cho kết nối nhưng không ai trong số họ gặp những rủi ro khi kẻ gian muốn truy cập thông tin của thiết bị.
Ứng dụng trong cuộc sống
Chúng ta đã thấy những NFC là gì, làm thế nào để nó hoạt động cũng như những lợi ích mà nó mang lại so với những công nghệ truyền thông tầm ngắn khác. Nhưng NFC được áp dụng trong những ứng dụng nào trong cuộc sống? Chắc chắn sẽ có rất nhiều.
· Là một máy quét thẻ RFID: Một thiết bị NFC có thể hoạt động như một máy quét thẻ RFID cho phép đọc thông tin được nhúng bên trong. Một ví dụ về điều này sẽ được áp dụng trong các nhà hàng có thể quét menu bằng cách chạm hoặc đưa điện thoại đến gần thiết bị đọc, giao diện hiện ra với các liên kết đến menu động có khả năng tương tác với điện thoại, các mô tả chi tiết về các mục trình đơn, đánh giá và thậm chí là biểu hiện thông qua một video.
· Là một sự thay thế cho thẻ ghi nợ/thẻ tín dụng: NFC có thể giúp điện thoại thay thế cho các thể nhựa trong việc đi lại. Một khi các thông tin được đưa từ thẻ tín dụng sang lưu trữ trong điện thoại di động thì người dùng có thể truy cập thông qua NFC. Với điện thoại hỗ trợ NFC, bạn có thể biến nó thành một trong những chiếc thẻ ghi nợ hoặc thẻ tín dụng thông qua một thiết bị đầu cuối thực hiện quét mã. Dĩ nhiên điều này sẽ yêu cầu chủ sở hữu phải liên lạc với các nhà cung cấp dịch vụ.
· Trao đổi dữ liệu: Hai điện thoại NFC có thể thực hiện để trao đổi dữ liệu sau khi thiết lập kết nối bằng cách đưa chúng vào trong phạm vi hoạt động của NFC. Điều này có thể thay thế khả năng truy cập vào thẻ khi mà người dùng chỉ cần chạm điện thoại của mình với người khác, và thẻ kinh doanh ảo này có thể được chuyển giao cho thiết bị của họ và hiển thị trên màn hình thiết bị đó. Cách tương tự cũng được thực hiện với việc chia sẻ hình ảnh, file nhạc cũng như những thứ khác một cách dễ dàng.
· Đối với việc ghép Bluetooth hoặc Wi-Fi: Kết nối hai thiết bị Blutooth để thiết lập kết nối liên quan đến việc điều hướng các menu để kích hoạt Bluetooth, rồi một thiết bị quét, bắt đầu ghép nối và nhập mật mã trên mỗi thiết bị là điều khá rườm rà. Với NFC, người dùng chỉ cần mang theo các thiết bị với nhau để được tự động nhắc nhở khi bắt đầu kết nối với thiết bị Bluetooth. Việc này cũng có thể được áp dụng với việc thiết lập kết nối Wi-Fi an toàn.
Triển vọng trong tương lai
Ngoài các ứng dụng nói trên của NFC được sử dụng tại một số khu vực trên thế giới, triển vọng trong tương lai của chuẩn giao tiếp này cũng rất rạng ngời. Chúng ta hãy xem xét một số triển vọng trong tương lai của tiêu chuẩn NFC đóng góp cho chúng ta trong những năm tới.
· Thanh toán cá nhân: Trong tương lai không xa, NFC sẽ cho phép người dùng thanh toán tiền giúp cho người thân của mình. Chẳng hạn chỉ đơn giản là khai báo cho phép con mình sử dụng một lượng tiền nào đó của mình, khi người con muốn thanh toán một số tiền nào ở một địa điểm nào có thiết bị đọc NFC, hệ thống sẽ tính ghi nợ cho vào tài khoản của cá nhân bạn.
· Chìa khóa an toàn: NFC cho phép điện thoại di động của người dùng hoạt động như là một chìa khóa khi gắn vào ổ khóa trên xe của mình một cách an toàn. Để đảm bảo rằng không một ai khác có thể sử dụng điện thoại để truy cập, NFC sẽ chỉ hoạt động như là một cơ chế mở, phải yêu cầu xác nhận thông qua tính năng nhận dạng khuôn mặt, mống mắt, võng mạc bằng camera của điện thoại, hay nhận dạng giọng nói bằng micro, quét dấu vân tay bằng màn hình cảm ứng hoặc kết hợp tất cả các yếu tố này lại. Kết quả, dĩ nhiên đó sẽ là một chiếc chìa khóa an toàn tuyệt đối.
· Nhận đạng quốc gia, hộ chiếu và doanh nghiệp: Thiết bị kích hoạt NFC sẽ được sử dụng để lưu trữ thay thế cho các thẻ an sinh xã hội, chứng minh nhân dân, bằng lái xe, thẻ sử dụng lao động và hộ chiếu với các biện pháp an ninh bổ sung theo hình thức quét sinh trắc học.
· Mạng xã hội: Mọi người sẽ sử dụng NFC để trao đổi thông tin cá nhân với những người khác trong việc tương tác xã hội cũng như hình thức mạng lưới chia sẻ thông tin cá nhân dựa trên các đặc điểm như ý kiến và nhận xét của người khác. Người dùng có thể để lại ý kiến của mình về một nơi nào đó tại một điểm du lịch bố trí đầu đọc thẻ RFID. Dựa trên những điểm NFC check-in, người dùng cũng có thể nhận được các dịch vụ tiện ích phù hợp.
· Giải trí: NFC sẽ làm cho nhiều người chơi game với một ai đó dễ dàng, như việc người dùng có thể bắt đầu một trò chơi chỉ đơn giản bằng cách đưa các thiết bị lại gần nhau.
· Giám sát sức khỏe: Các bác sĩ có thể sử dụng NFC để quét các thống kê liên quan đến bệnh tình của bệnh nhân, như mạch, số đo huyết áp, nhiệt độ cơ thể,… Vì vậy bệnh nhân không phải nhớ đến hồ sơ bệnh nhân của riêng mình trong khi việc tìm hiểu thông tin diễn ra rất nhanh chóng.
Nhìn chung thì trên đây chỉ là một vài ứng dụng cụ thể mà NFC làm thay đổi cuộc sống tương lai được tốt hơn. Hiện tại mặc dù mới chỉ Nexus S của Google được trang bị NFC nhưng trong tương lai thì số lượng các thiết bị sẽ ngày càng đông hơn, đặc biệt là các thiết bị trang bị hệ điều hành Android của Google.
Bạch Đằng