Nga không có ý định chặn các trang mạng xã hội nước ngoài
Trong chương trình trực tiếp ngày 30/6, người đứng đầu nước Nga nhấn mạnh Nga không có kế hoạch chặn bất kỳ trang mạng xã hội nào của phương Tây, ngược lại còn chủ trương hợp tác.
- Quảng Ngãi: CDC được cấp phép xét nghiệm khẳng định SARS-CoV-2
- Bộ Y tế đề nghị Ngân hàng Thế giới hỗ trợ nghiên cứu vaccine tại Việt Nam
- Nhà xe được chọn giờ xuất bến và đăng ký tuyến khai thác online từ ngày 1/7
- VPBank ra mắt nền tảng ngân hàng số toàn năng đầu tiên tại Việt Nam
- Châu Âu không bao giờ phê duyệt vaccine Sputnik của Nga?
- Vinamilk trao tặng món qùa sức khỏe đến cán bộ y tế tuyến đầu và gia đình nhân ngày gia đình Việt Nam
Chính quyền Nga không có kế hoạch phong tỏa các trang mạng xã hội của nước ngoài. Đây là tuyên bố của Tổng thống Nga Vladimir Putin trong chương trình trực tiếp “Đường dây nóng với Tổng thống Vladimir Putin” ngày 30/6.
Người đứng đầu nước Nga nhấn mạnh Nga không có kế hoạch chặn bất kỳ trang mạng xã hội nào của phương Tây, ngược lại còn chủ trương hợp tác.
Tuy nhiên, Tổng thống Putin cũng lưu ý rằng các trang mạng xã hội phương Tây ít khi tuân thủ những yêu cầu của chính quyền sở tại.
Ông nhấn mạnh các trang mạng xã hội hoạt động tại Nga cần phải tuân thủ luật pháp Nga, cụ thể là phải dỡ bỏ những nội dung không phù hợp như hình ảnh khiêu dâm trẻ em hay hướng dẫn cách tự tử.
Theo Tổng thống Putin, nhà chức trách Nga không có bất kỳ yêu cầu đặc biệt nào đối với các trang mạng xã hội nước ngoài. Nhưng ông nhấn mạnh Nga yêu cầu tất cả các công ty điều hành những nền tảng mạng xã hội quốc tế phải mở văn phòng đại diện chính thức tại Nga.
Ảnh minh hoạ.
Tổng thống Putin cho biết một số hãng đang lên kế hoạch mở văn phòng đại diện tại Nga. Nếu họ không làm như vậy hoặc khi mở văn phòng đại diện tại Nga nhưng không tuân thủ luật pháp nước sở tại, Nga sẽ áp đặt các biện pháp kỹ thuật khác nhau đối với các nền tảng đó.
Tổng thống Putin cũng cho biết nhà chức trách Nga đã cho phép ứng dụng nhắn tin, gọi điện video Telegram hoạt động trở lại tại Nga sau khi đạt được một thỏa thuận với nền tảng này.
Vào tháng 6/2020, Nga đã bỏ chặn đối với nền tảng Telegram tại Nga sau khi tham vấn với Văn phòng Tổng công tố. Nga chặn hoạt động của Telegram từ năm 2018 sau khi mạng xã hội này từ chối giao mã hóa cho nhà chức trách Nga.
Cuộc đối thoại trực tiếp với người dân của Tổng thống Putin năm nay kéo dài 3 giờ 42 phút và ông đã trả lời 70 câu hỏi. Theo kênh truyền hình Russia-24, người dân đã gửi đến 2.290.967 câu hỏi, trong đó phần lớn là về các vấn đề trong nước và đại dịch COVID-19.
"Đường dây nóng với Tổng thống Vladimir Putin" là chương trình truyền hình được quan tâm ở Nga và nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó ông Putin với vai trò là người đối thoại chính trả lời trực tiếp các câu hỏi của người dân Nga ở trong và ngoài nước, cũng như công dân, học giả các nước khác có quan tâm tới đời sống chính trị-xã hội ở Nga.
PV (T/h)