Người dùng sẽ được chỉnh độ nhạy của câu lệnh 'Hey Google'
Google cho biết tính năng mới chuẩn bị được phát hành sẽ cho phép người dùng tùy chỉnh độ nhạy của trợ lý ảo Google Assistant khi nghe lệnh đánh thức “Hey Google”.
Trợ lý ảo Assistant của Google rất dễ bị kích hoạt nhầm trên các thiết bị có tích hợp do quá nhạy trong vấn đề nhận lệnh “Hey Google” nhưng người dùng sắp tới không phải lo lắng về vấn đề đó.
Assistant có mặt trên nhiều sản phẩm khác nhau hiện nay, từ điện thoại chạy Android tới loa thông minh, TV, máy tính xách tay, thậm chí cả xe hơi. Để kích hoạt trợ lý ảo này, người dùng chỉ cần nói “Hey Google” trước khi ra lệnh để phần mềm thực thi.
Mới đây, phát ngôn viên của Google cho biết tính năng mới chuẩn bị được phát hành sẽ cho phép người dùng tùy chỉnh độ nhạy của trợ lý ảo Google Assistant khi nghe lệnh đánh thức “Hey Google”. Mishaal Rahman, Tổng biên tập của XDA Developers đã truy cập được tính năng mới thông qua mã nguồn của ứng dụng Google Home và chia sẻ phát hiện của mình trên trang Twitter cá nhân.
Để kích hoạt, chủ máy chỉ cần nói “Hey Google, read it” hoặc “Hey Google, read this page”.
Năm ngoái, Google từng có lần xác nhận về tính năng này và có thể sớm ra mắt trên các thiết bị có tích hợp Assistant. Trong bản cập nhật tháng trước, trợ lý ảo cũng được thêm một khả năng hữu ích khác là đọc trang web, giúp người dùng sử dụng điện thoại đa nhiệm hơn. Để kích hoạt, chủ máy chỉ cần nói “Hey Google, read it” hoặc “Hey Google, read this page”.
Google Assistant lần đầu ra mắt vào tháng 5.2016 và đã có mặt trên hơn 1 tỉ thiết bị tại trên 90 quốc gia toàn cầu sau 4 năm. Theo Phone Arena, hiện có khoảng 500 triệu người dùng trợ lý ảo này mỗi tháng để kiểm tra thông tin thời tiết, hỏi công thức, đặt nhắc nhở, gửi tin nhắn hay thực thi các tác vụ trong nhà thông minh (bật tắt đèn, chơi nhạc trên loa thông minh…).
Trong khi đó, Siri của Apple “ra đời” trước 5 năm lại bị xem là kém hơn, chủ yếu do các tiêu chuẩn bảo mật của "táo khuyết". Alexa của Amazone, Google Assistant và Cortana của Microsoft thu thập lượng lớn dữ liệu người dùng nhằm cải thiện dịch vụ, còn Apple thì e ngại áp dụng điều này cho Siri do lo ngại về quyền riêng tư.
PV (T/h)