Nhà máy điện mặt trời đầu tiên tại Mỹ Latinh đi vào hoạt động
Ngày 8-6, Tổng thống Chile Sebastián Piñera đã dự lễ cắt băng khánh thành Cerro Dominador, nhà máy điện mặt trời đầu tiên tại khu vực, nằm giữa sa mạc Atacama khô cằn ở phía bắc quốc gia Nam Mỹ này.
- Hệ thống “khủng” 13 nhà máy là nội lực giúp Vinamilk duy trì vị trí dẫn đầu thị trường sữa nhiều năm liền
- Panasonic sẽ ngừng sản xuất TV tại các nhà máy ở Ấn Độ và Việt Nam?
- Đóng cửa nhà máy tại Mỹ, Samsung thiệt hại hơn 270 triệu USD
- Nhà máy sản xuất smartphone LG ở Hải Phòng chuyển sang làm đồ gia dụng
- Hà Tĩnh: Vingroup muốn làm Nhà máy sản xuất ô tô kết hợp cảng biển rộng 2.000 ha tại KKT Vũng Áng
Theo phóng viên TTXVN tại khu vực Mỹ Latinh, phát biểu tại buổi lễ, Tổng thống Chile khẳng định nhà máy năng lượng mặt trời hiện đại này là một bước tiến gần hơn một thế giới xanh hơn, sạch hơn, và bền vững hơn.
Dự án Cerro Dominador do Tổng công ty Phát triển Chile (Corfo) phát triển, với khoản đầu tư trị giá hơn 800 triệu USD từ quỹ EIG Global Energy Partners của Mỹ và khoản tín dụng 113 triệu euro từ Ngân hàng Phát triển KFW của Đức.
Nhà máy được trang bị công nghệ năng lượng Mặt Trời tập trung (CSP) với công suất phát điện 110 MW.
Hàng nghìn tấm kính hình chữ nhật nằm trong một vòng tròn khổng lồ. Chúng có chức năng phản chiếu ánh sáng mặt trời tới một máy thu được lắp đặt trên đỉnh tháp cao 250 m ở trung tâm. Nhiệt năng tập trung sẽ được sử dụng để đun nóng nước. Hơi nước sinh ra làm quay turbine, giúp sản xuất điện.
Khu phức hợp nhiệt điện mặt trời này sẽ sản xuất năng lượng cả ngày và đêm, vượt qua về mặt công nghệ so với các nhà máy quang điện hiện nay vốn chỉ có thể hoạt động vào ban ngày. Với khả năng lưu trữ nhiệt năng dựa vào muối nóng chảy, nhà máy có thể sản xuất điện trong 17,5 giờ mà không cần ánh nắng mặt trời.
Sau khi đi vào hoạt động, Cerro Dominador tạo ra lượng điện năng đáp ứng nhu cầu của 380.000 hộ gia đình và giúp giảm khoảng 640.000 tấn CO2 phát thải vào khí quyển mỗi năm.
Cerro Dominador là biểu tượng cho mục tiêu chuyển đổi năng lượng đầy tham vọng của Chile, thoe đó, tới năm 2040, nước này sẽ ngừng sử dụng than đá để sản xuất điện và một thập kỷ sau đó sẽ trở thành quốc gia trung hòa carbon.