Nokia kêu gọi thiết lập tiêu chuẩn IoT toàn cầu
00:00, 30/11/-0001
Nokia Networks tuyên bố các tiêu chuẩn 3GPP cho truyền thông không đủ để giải phóng toàn bộ tiềm lực của IoT và đã kêu gọi nên đưa ra định nghĩa mới.
Cùng với Ericsson và Intel, gần đây Nokia Networks đã tuyên bố hỗ trợ cho sự tiến hóa dài hạn của băng tần hẹp (Narrow-Band Long-Term Evolution, gọi tắt NB-LTE), giải pháp kết nối không dây hiệu quả cho IoT. Ngoài các sáng kiến trọng tâm như trung tâm dữ liệu AirFrame mới, điện toán di động, Nokia Networks cũng đã cùng một số đối tác thành lập phòng thí nghiệm IoT tại Hàn Quốc và tổ chức cuộc thi “Open Innovation Challenge” để khuyến khích các nhà phát minh tham gia đóng góp các ý tưởng.
NB-LTE đang được chào mời như một biến thể của công nghệ LTE 4G nhằm đáp ứng chuyên biệt cho IoT với chi phí thiết lập thấp, rất dễ sử dụng và hiệu quả điện năng cao. "Cellular bao phủ 90% dân số thế giới; vì vậy, nó có ý nghĩa rất lớn với việc sử dụng LTE băng tần hẹp", Thomas Noren, VP đơn vị kinh doanh của Ericsson cho biết. Ngoài Ericsson, Intel cũng đang cung cấp các chipset NB-LTE.
Trước đó, Nokia đã cho trình làng kiến trúc vô tuyến dựa trên đám mây của hãng lần đầu tiên tại Mobile World Congress, nhằm chứng minh cách thức hãng có thể thu về được nhiều giá trị nhất từ các ứng dụng lỏng thông qua việc sử dụng tính năng mạng ảo hóa. Kiến trúc này được lưu trữ ở trung tâm dữ liệu AirFrame và được phân phối bên trong mạng của nhà khai thác hoặc thậm chí tại các điểm phát sóng chuyên biệt như sân vận động và trung tâm mua sắm.
"Đối với các hệ thống IoT trong tương lai, các ứng dụng phức hợp từ nhiều nhà cung cấp khác nhau đều phải có khả năng kết nối và tích hợp với nhau", chuyên gia phân tích Brian Partridge, VP của nhóm 451 Nghiên cứu Di động cho biết.
"Chúng tôi rất háo hức với việc công nghệ IoT được phát triển cho tất cả mọi người", Kathrin Buvac, VP bộ phận chiến lược tại Nokia Networks bày tỏ.
Cùng với Ericsson và Intel, gần đây Nokia Networks đã tuyên bố hỗ trợ cho sự tiến hóa dài hạn của băng tần hẹp (Narrow-Band Long-Term Evolution, gọi tắt NB-LTE), giải pháp kết nối không dây hiệu quả cho IoT. Ngoài các sáng kiến trọng tâm như trung tâm dữ liệu AirFrame mới, điện toán di động, Nokia Networks cũng đã cùng một số đối tác thành lập phòng thí nghiệm IoT tại Hàn Quốc và tổ chức cuộc thi “Open Innovation Challenge” để khuyến khích các nhà phát minh tham gia đóng góp các ý tưởng.
NB-LTE đang được chào mời như một biến thể của công nghệ LTE 4G nhằm đáp ứng chuyên biệt cho IoT với chi phí thiết lập thấp, rất dễ sử dụng và hiệu quả điện năng cao. "Cellular bao phủ 90% dân số thế giới; vì vậy, nó có ý nghĩa rất lớn với việc sử dụng LTE băng tần hẹp", Thomas Noren, VP đơn vị kinh doanh của Ericsson cho biết. Ngoài Ericsson, Intel cũng đang cung cấp các chipset NB-LTE.
Trước đó, Nokia đã cho trình làng kiến trúc vô tuyến dựa trên đám mây của hãng lần đầu tiên tại Mobile World Congress, nhằm chứng minh cách thức hãng có thể thu về được nhiều giá trị nhất từ các ứng dụng lỏng thông qua việc sử dụng tính năng mạng ảo hóa. Kiến trúc này được lưu trữ ở trung tâm dữ liệu AirFrame và được phân phối bên trong mạng của nhà khai thác hoặc thậm chí tại các điểm phát sóng chuyên biệt như sân vận động và trung tâm mua sắm.
"Đối với các hệ thống IoT trong tương lai, các ứng dụng phức hợp từ nhiều nhà cung cấp khác nhau đều phải có khả năng kết nối và tích hợp với nhau", chuyên gia phân tích Brian Partridge, VP của nhóm 451 Nghiên cứu Di động cho biết.
"Chúng tôi rất háo hức với việc công nghệ IoT được phát triển cho tất cả mọi người", Kathrin Buvac, VP bộ phận chiến lược tại Nokia Networks bày tỏ.