Quy định mã vạch đang “kìm hãm” dự phát triển của doanh nghiệp
Nhiều doanh nghiệp (DN) phản ánh quy định đăng ký sử dụng mã số, mã vạch đối với hàng xuất khẩu gây ra khó khăn. Đồng thời, việc đăng ký còn khiến các DN phát sinh thêm một khoản chi lớn.
- Bến Tre xây dựng Website thương mại điện tử hỗ trợ doanh nghiệp
- Ngày 9/5 tổ chức Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp
- CMC TS trở thành đối tác chính thức đầu tiên của Jedox tại Việt Nam, cung cấp các giải pháp quản lý hiệu suất doanh nghiệp
- Bộ TT&TT kêu gọi các doanh nghiệp viễn thông cùng chung tay phối hợp, hỗ trợ các cơ quan báo chí, doanh nghiệp ngành ICT
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), từ đầu tháng 3/2020 đến nay, Hiệp hội đã tiếp nhận nhiều ý kiến phản ánh của các DN về việc đăng ký sử dụng mã số, mã vạch đối với hàng xuất khẩu.
Không chỉ vậy, giấy xác nhận mã số, mã vạch chỉ có Trung tâm Mã số, mã vạch quốc gia (GS1) tại Hà Nội cấp. Thế nhưng, những thủ tục đều phải làm trên hồ sơ giấy, chưa có thủ tục đăng ký qua mạng.
Các DN cho rằng đăng ký sử dụng mã số, mã vạch đối với hàng xuất khẩu gây ra khó khăn, dồng thời phát sinh thêm nhiều chi phí.
Bên cạnh đó, các DN không những mất thời gian để hoàn thanh thủ tục hành chính. Mà quy định này còn khiến các DN phát sinh thêm một khoản chi không nhỏ. Cụ thể, DN sẽ phải bỏ ra 500.000 đồng/lần đăng ký (đối với hồ sơ có từ 50 mã sản phẩm trở xuống) hoặc 10.000 đồng/sản phẩm (đối với hồ sơ trên 50 mã sản phẩm).
Ngoài ra, GS1 còn yêu cầu phải có: thư ủy quyền có thời hạn ủy quyền; hồ sơ chứng minh mã số, mã vạch phải được cơ quan nước nhập khẩu chứng nhận. Điều đó gây nên khó khăn, bởi DN không thể có được giấy ủy quyền này từ khách hàng nếu họ không có hoặc không thể cung cấp.
Đồng thời, với hàng trăm mã túi khác nhau, mỗi mã túi đều phải xuất trình giấy ủy quyền tương ứng thì rất khó. DN thường xuyên có thêm khách hàng mới nên mã số, mã vạch của các sản phẩm cũng phải đổi mới và cập nhật thường xuyên, gây mất rất nhiều thời gian, tăng thêm chi phí.
Những thủ tục đăng ký mã vạch, mã số đều phải làm trên hồ sơ giấy, chưa có thủ tục đăng ký qua mạng. (Ảnh minh họa)
Theo VASEP, DN được tự chịu trách nhiệm trong sử dụng mã số, mã vạch của nước ngoài in trên bao bì sản phẩm xuất khẩu và sẽ lưu trữ văn bản ủy quyền của nhà nhập khẩu để xuất trình khi có yêu cầu của các cơ quan kiểm tra/thanh tra có liên quan.
Các cơ quan hải quan không cần kiểm tra giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về mã số, mã vạch cho các trường hợp đăng ký sử dụng mã số, mã vạch nước ngoài, để tạo điều kiện thông quan nhanh cho các lô hàng xuất khẩu.
Do đó, VASEP đã có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp, Bộ KH-CN, Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan, Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng, kiến nghị giải quyết vướng mắc trong quy định đăng ký sử dụng mã số, mã vạch đối với hàng xuất khẩu.
Vân Anh