Robot AI có thể đưa con người đến bờ diệt vong
10:36, 17/02/2016
Tại cuộc họp của Hiệp hội vì sự tiến bộ khoa học năm nay, giáo sư kỹ thuật máy tính Vardi tại Đại học Rice cho rằng robot AI sẽ gây hiểm họa cho con người.
Trong những thập kỷ qua, nhân loại đã chứng kiến rất nhiều thành tựu mà cuộc cách mạng công nghệ thông tin tác động vào, đặc biệt là trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI). Robot, máy tính đang dần thâm nhập vào mọi ngóc ngách của nền kinh tế, khoa học – kỹ thuật của cả nhân loại; thay vì chỉ tham gia một vài chức năng nhất định như trước đây.
Đó cũng là những chủ đề mà các nhà khoa học, nhà đạo đức học thảo luận tại cuộc họp năm nay của Hiệp hội Mỹ vì sự tiến bộ của khoa học.
Khác với nhận định của số đông, giáo sư kỹ thuật máy tính, ông Vardi tại Đại học Rice cho rằng, máy móc sẽ dần chiếm hết việc làm của con người. Thậm chí, nếu robot được trang bị AI với mục đích phát triển hệ thống vũ khí có khả năng tự hoạt động vào khí tài quân sự phục vụ chiến tranh thì robot AI có thể đưa con người đến bờ diệt vong vì robot hay các loại vũ khí không thể tự chịu trách nhiệm về các hành vi giết người.
Đồng tình với lập luận của giáo sư Vardi, nhà đạo đức học Wendell Wallach đề nghị lĩnh vực sử dụng robot phải trích lập một phần kinh phí cho hoạt động nghiên cứu các tác động đến đạo đức, pháp luật và xã hội mà công nghệ mang lại, cũng giống với cách làm của công nghệ gen hiện nay.
"Chúng ta phải can thiệp vào cách phối hợp để định hình công nghệ đang nổi lên này (AI), ngăn chặn nó biến thành một nguồn lực nguy hiểm", ông Wallach bày tỏ. Ông Wallach cho rằng các nhóm nghiên cứu và kỹ sư thiết kế hệ thống phải xác định rõ ai hay cái gì sẽ phải chịu trách nhiệm nếu có sai sót phát sinh từ các hệ thống mà họ thiết kế ra.
Và điều quan trọng để ngăn ngừa hiểm họa diệt vong từ robot AI thì việc phát triển các hệ thống vũ khí có khả năng tự hoạt động phải bị cấm tuyệt đối vì “máy móc không thể đưa ra quyết định giết chết con người”, ông Wallach bộc bạch.
Trong những thập kỷ qua, nhân loại đã chứng kiến rất nhiều thành tựu mà cuộc cách mạng công nghệ thông tin tác động vào, đặc biệt là trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI). Robot, máy tính đang dần thâm nhập vào mọi ngóc ngách của nền kinh tế, khoa học – kỹ thuật của cả nhân loại; thay vì chỉ tham gia một vài chức năng nhất định như trước đây.
Đó cũng là những chủ đề mà các nhà khoa học, nhà đạo đức học thảo luận tại cuộc họp năm nay của Hiệp hội Mỹ vì sự tiến bộ của khoa học.
Khác với nhận định của số đông, giáo sư kỹ thuật máy tính, ông Vardi tại Đại học Rice cho rằng, máy móc sẽ dần chiếm hết việc làm của con người. Thậm chí, nếu robot được trang bị AI với mục đích phát triển hệ thống vũ khí có khả năng tự hoạt động vào khí tài quân sự phục vụ chiến tranh thì robot AI có thể đưa con người đến bờ diệt vong vì robot hay các loại vũ khí không thể tự chịu trách nhiệm về các hành vi giết người.
Đồng tình với lập luận của giáo sư Vardi, nhà đạo đức học Wendell Wallach đề nghị lĩnh vực sử dụng robot phải trích lập một phần kinh phí cho hoạt động nghiên cứu các tác động đến đạo đức, pháp luật và xã hội mà công nghệ mang lại, cũng giống với cách làm của công nghệ gen hiện nay.
"Chúng ta phải can thiệp vào cách phối hợp để định hình công nghệ đang nổi lên này (AI), ngăn chặn nó biến thành một nguồn lực nguy hiểm", ông Wallach bày tỏ. Ông Wallach cho rằng các nhóm nghiên cứu và kỹ sư thiết kế hệ thống phải xác định rõ ai hay cái gì sẽ phải chịu trách nhiệm nếu có sai sót phát sinh từ các hệ thống mà họ thiết kế ra.
Và điều quan trọng để ngăn ngừa hiểm họa diệt vong từ robot AI thì việc phát triển các hệ thống vũ khí có khả năng tự hoạt động phải bị cấm tuyệt đối vì “máy móc không thể đưa ra quyết định giết chết con người”, ông Wallach bộc bạch.