Sau nhiều "ông lớn" Alibaba tham gia cuộc chiến cạnh tranh ChatGPT
Alibaba cho biết đang phát triển một robot đối thoại giống ChatGPT và đang mở cho nhân viên thử nghiệm nhưng từ chối bình luận về khả năng kết hợp công cụ mới với ứng dụng giao tiếp DingTalk.
- Khai trương gian hàng Việt Nam trên sàn thương mại điện tử Alibaba
- Alibaba khởi động chiến dịch “Kinh doanh xuyên biên giới” tại Việt Nam
- Bloomberg: Alibaba muốn có phần trong nền kinh tế số bùng nổ của Việt Nam
- Alibaba cùng nhóm nhà đầu tư rót 400 triệu USD vào công ty sở hữu chuỗi VinMart, VinMart+
- Alibaba.com tiếp thêm lực đẩy cho DNNVV Việt Nam số hóa
- Tập đoàn Alibaba lỗ 1,17 tỷ USD do phải gánh khoản phạt "độc quyền trong kinh doanh"
- Doanh thu Alibaba tăng vượt dự báo
- Hết thời hoàng kim của Alibaba và các đại gia công nghệ Trung Quốc
Tập đoàn Alibaba (Trung Quốc) cho biết đang phát triển một công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) giống với ChatGPT và đang trong quá trình thử nghiệm nội bộ. Alibaba dự định kết hợp công nghệ này với ứng dụng liên lạc riêng của hãng. Alibaba, có ứng dụng liên lạc DingTalk, từ chối bình luận về thông tin này.
Trong thông báo mới, một người phát ngôn của Alibaba cho biết những đột phá tiên phong như những mô hình ngôn ngữ lớn và AI tạo sinh (generative AI) đã là những lĩnh vực trọng tâm của hãng kể từ khi DAMO được hình thành năm 2017 (Sáng kiến nghiên cứu và phát triển toàn cầu còn được gọi là Alibaba DAMO Academy).
Người phát ngôn này cho biết thêm là một công ty đi đầu trong lĩnh vực công nghệ, Alibaba sẽ tiếp tục đầu tư cho những sáng tạo tiên tiến nhất để tích hợp vào các ứng dụng dành cho khách hàng cũng như những người dùng cuối thông qua các dịch vụ đám mây.
Với khả năng viết báo, viết luận, viết câu hội thoại hài hước và thậm chí là làm thơ, ứng dụng ChatGPT của OpenAI với sự hậu thuẫn của Microsoft, đã trở thành ứng dụng phát triển nhanh nhất trong lịch sử sau khi được ra mắt hồi tháng 11/2022.
Sau khi OpenAI tung ChatGPT ra công chúng, các công ty công nghệ khác đã chạy đua để phát triển các công cụ cạnh tranh. Theo nghiên cứu của UBS, số người dùng công cụ chatbot phổ biến ChatGPT do OpenAI phát triển được cho là cán mốc 100 triệu người/tháng, chỉ 2 tháng sau khi phần mềm trí tuệ nhân tạo (AI) này được ra mắt, khiến đây trở thành ứng dụng cho người dùng phát triển nhanh nhất trong lịch sử. Tuy nhiên, công cụ này cũng đặt ra nhiều vấn đề về nguy cơ thông tin sai lệch và gian lận về học vấn.