Siêu máy tính Fugaku của Nhật Bản nhanh nhất thế giới
Theo tin Đài truyền hình Nhật Bản (NHK), Viện Khoa học Tính toán Nhật Bản (RIKEN) và trang web: Top500 máy tính mạnh nhất thế giới: Siêu máy tính Fugaku được đánh giá là số 1, nhanh nhất thế giới vào thời điểm tháng 6/2020, vượt qua siêu máy tính Summit của Mỹ được xếp số 1 vào tháng 11/2019.
- Con chip giúp biến smartphone thành siêu máy tính
- Những máy tính bảng chất lượng tốt nhất năm 2020
- BCS kêu gọi mã hóa máy tính để việc nghiên cứu khoa học chuyên nghiệp hơn
- Vingroup đầu tư siêu máy tính AI - NVIDIA® DGX A100 ™ đầu tiên tại Việt Nam
- Tin tặc tấn công các siêu máy tính dùng nghiên cứu Covid-19 tại châu Âu
- Dell công bố loạt máy tính dùng CPU Core thế hệ thứ 10
- Số vụ tấn công nhằm vào mạng máy tính của WHO đã tăng gấp 5 lần
- Google Lens đã có thể sao chép chữ viết tay chuyển sang máy tính
Fugaku do RIKEN và Tập đoàn Fujitsu cùng nghiên cứu phát triển từ năm 2014, sau 6 năm âm thầm phát triển từ siêu máy tinh Kyo (còn gọi là siêu máy tính K, đứng số 1 thế giới vào năm 2011). Fugaku đã chiếm lại vị trí số 1 thế giới với tốc độ 514 PFLOPS (Peta FLoating-point Operations Per Second, 1 peta = 10^15; tốc độ 514 PFLOPS tức 514 triệu tỷ phép tính dấu phẩy động trong một giây). Trong khi đó các siêu máy tính Summit (Mỹ), Sunway (Mỹ), TianHe-2A ("Thiên Hà 2A" của Trung Quốc) đứng thứ hai, ba, tư hiện nay (là thứ nhất, nhì, ba năm 2019) có tốc độ tương ứng là 200 PFLOPS, 125,4 PFLOPS, 94,87 PFLOPS. Fugaku có 7.630.848 lõi (cores) tính toán; trong khi Summit, Sunway và TianHe-2A có số lõi tính toán tương ứng là 2.397.824, 10.649.600 và 4.981.760.
Supercomputer Fugaku
Danh từ Fugaku là từ đồng nghĩa với Fujisan - Núi Phú Sĩ nổi tiếng của Nhật Bản. Âm Hán - Việt là “Phú Nhạc”. Phú là phong phú, giầu có. Nhạc là núi cao, núi lớn (còn nghĩa nữa là “phía bên vợ”, như “Nhạc phụ”, “Nhạc mẫu”).
Hệ thống Fugaku này được cài đặt tại Viện Khoa học tính toán RIKEN ở Kobe, Nhật Bản. Siêu máy tính K trước đây chủ yếu tập trung vào tính toán khoa học, mô phỏng cơ bản và hiện đại hóa siêu máy tính Nhật Bản để xử lý song song đại trà. Hệ thống Fugaku được thiết kế để cho các ứng dụng liên tục từ khoa học cơ bản đến Xã hội 5.0 của Nhật Bản, một sáng kiến tạo ra một sơ đồ xã hội và mô hình kinh tế mới bằng cách kết hợp đầy đủ các cải tiến công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Mối quan hệ với hình ảnh Núi Phu Sĩ như thể là cơ sở rộng lớn về ứng dụng và năng lực mô phỏng, khoa học dữ liệu, IoT và trí tuệ nhân tạo (AI), với các công ty khởi nghiệp học thuật, công nghiệp và đám mây với yêu cầu hiệu suất cao khi xử lý các ứng dụng quy mô lớn.
Phía sau cuộc đua xếp hạng siêu máy tính từ năm 1993 là thể hiện công nghệ và tiềm lực KHCN vì nhu cầu tính toán của các cường quốc khoa học rất cao, mà tốc độ siêu máy tính bao nhiêu cũng chưa đủ... Một thời Hitachi từng là "vua" các máy tính lớn (mainframe computers) và supercomputers. Nhật Bản có tiềm năng KHCN lớn chính là các tập đoàn điện tử mạnh và tiềm năng KHCN, nhất là khoa học ứng dụng. Tranh đua siêu máy tính đã qua 55 cuộc, cứ 6 tháng 1 cuộc. Thường thì Mỹ, Nhật, Đức thay nhau trong Top10.
Trong suốt 17 năm từ 1993 đến tháng 6 năm 2010, khi bảng xếp hạng bắt đầu, các siêu máy tính của Nhật Bản và Mỹ đã thống trị danh sách này. Trong số đó, siêu máy tính Nhật Bản có tên "Earth Simulator" được sử dụng để dự đoán biến đổi khí hậu là tốt nhất trên thế giới trong hơn hai năm từ 2002 đến 2004.
Tuy nhiên, vào tháng 11 năm 2010, siêu máy tính của Trung Quốc đã trở thành số một trên thế giới lần đầu tiên và kể từ thời điểm đó, Trung Quốc đã tiếp tục tăng sự hiện diện.
Kể từ năm 2012, các siêu máy tính của Hoa Kỳ và Trung Quốc chiếm vị trí hàng đầu và từ năm 2013, Trung Quốc đã trở thành số một thế giới trong năm năm liên tiếp. Tuy nhiên, Mỹ chiếm lại ngôi số 1 vào các năm 2018, 2019.
Đây là lần đầu tiên sau 9 năm kể từ "siêu máy tính K" tại RIKEN (là số 1 năm 2011 và nửa đầu 2012), siêu máy tính của Nhật Bản trở lại vị trí số một.
PV (Từ fb Nguyễn Ngọc Bình)