Sự kết hợp IoT và AI (AIoT) sẽ hữu ích cho các nhà khoa học như thế nào?
AIoT đóng vai trò là điểm hội tụ nơi Trí tuệ nhân tạo (AI) và Internet vạn vật (IoT) giao nhau. Vậy sự kết hợp IoT và AI (AIoT) hữu ích cho các nhà khoa học như thế nào?
AI, IoT, AIoT là gì?
AIoT (Artificial Intelligence of Things) là sự kết hợp giữa AI (trí tuệ nhân tạo) & IoT (Internet of Things). AIoT đại diện cho sự hội tụ của công nghệ trí tuệ nhân tạo & các thiết bị kết nối internet, mang đến khả năng thu thập & phân tích dữ liệu để đưa ra quyết định thông minh. Artificial Intelligence of Things giúp các thiết bị thông minh ngày càng trở nên thông minh hơn & có thể tương tác với nhau 1 cách tự động và linh hoạt.
AI (Artificial Intelligence) là 1 lĩnh vực trong khoa học máy tính, nhằm tạo ra các hệ thống & chương trình có khả năng thực hiện các nhiệm vụ mà trước đây chỉ có con người mới có thể làm. Công nghệ AI bao gồm xử lý ngôn ngữ tự nhiên (Natural Language Processing), học máy (Machine Learning), thị giác máy tính (Computer Vision) cùng nhiều phương pháp & thuật toán khác.
AIoT đóng vai trò là điểm hội tụ nơi Trí tuệ nhân tạo (AI) và Internet vạn vật (IoT) giao nhau. Ảnh minh họa
IoT (Internet of Things) là 1 thuật ngữ được sử dụng để mô tả 1 hệ thống, trong đó các thiết bị được kết nối với nhau qua internet để tương tác & chia sẻ thông tin.
Sự kết hợp giữa AI & IoT, AIoT sẽ không chỉ giới hạn trong việc thu thập & truyền thông tin, mà nó còn có thể hiểu & phân tích dữ liệu.
Cách thức hoạt động của AIoT
Các thiết bị IoT (Internet of Things) thu thập dữ liệu từ môi trường xung quanh thông qua các cảm biến & truyền dữ liệu đến hệ thống AI (trí tuệ nhân tạo) để phân tích. Công nghệ trí tuệ nhân tạo sử dụng các thuật toán & mô hình học máy (Machine Learning) để xử lý & thực hiện phân tích dữ liệu, tạo ra dự đoán & tự động học hỏi từ các tình huống thực tế đã diễn ra.
Kết quả của quá trình này là các hệ thống Artificial Intelligence of Things có khả năng tự động thích ứng, tăng cường khả năng dự đoán & đưa ra quyết định chính xác. AIoT có thể tự động điều chỉnh các thiết bị IoT, tối ưu hóa hoạt động, đồng thời giảm thiểu lãng phí & nâng cao hiệu suất.
Sự kết hợp IoT và AI (AIoT) hữu ích cho các nhà khoa học như thế nào?
Sự kết hợp IoT và AI (AIoT) không những đem lại rất nhiều hữu ích cho các nhà khoa học mà còn có ý nghĩa rất lớn đối với các lĩnh vực trong cuộc sống.
Nâng cao hiệu suất hoạt động
Với AIoT (Artificial Intelligence of Things), các doanh nghiệp hoặc tổ chức có thể dễ dàng nâng cao hiệu suất hoạt động lên mức cao nhất. Toàn bộ hoạt động của máy móc, thiết bị được giám sát chặt chẽ, phát hiện sớm các sự cố để có phương án khắc phục kịp thời.
Ngoài ra, trí tuệ nhân tạo (AI) còn giúp tiết kiệm nguồn nhân lực khi ứng dụng tự động hóa vào quá trình kiểm tra & kiểm soát chất lượng, giám sát & đảm bảo an toàn.
Theo dõi thời gian thực
Việc theo dõi hệ thống thiết bị máy móc theo thời gian thực là công việc vô cùng quan trọng để kịp thời phát hiện các bất thường, sự cố & có hướng giải quyết nhanh chóng mà không cần đến sự can thiệp của con người. Qua đó, giúp tối ưu thời gian & chi phí khi hoạt động kinh doanh bị gián đoạn.
Đảm bảo an toàn cho toàn hệ thống
Sử dụng AIoT trong các ứng dụng tự động hóa giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí hoạt động đến mức tối đa. Bởi việc gián đoạn trong hoạt động kinh doanh & sản xuất sẽ tạo ra những tổn thất về mặt kinh tế.
Tăng cường bảo mật & an ninh
Kết hợp AI & IoT giúp tăng cường bảo mật & an ninh trong hệ thống. Các thuật toán của trí tuệ nhân tạo có thể phân tích dữ liệu từ các thiết bị IoT (Internet of Things) để phát hiện các hoạt động đáng ngờ, các cuộc tấn công xâm nhập, giả mạo thông tin,…
Những ứng dụng chính của AIoT
Các ứng dụng của AIoT rất đa dạng, từ quản lý năng lượng & tự động hóa trong các tòa nhà thông minh, quản lý giao thông trong các thành phố thông minh đến quy trình sản xuất tự động...
AIoT có rất nhiều ứng dụng.
Có bốn phân khúc chính mà AIoT đang tạo ra tác động: thiết bị đeo thông minh, nhà thông minh, thành phố thông minh và công nghiệp thông minh:
1. Thiết bị đeo/Wearables
Các thiết bị đeo thông minh như đồng hồ thông minh liên tục giám sát và theo dõi sở thích và thói quen của người dùng. Không chỉ điều này đã dẫn đến các ứng dụng ảnh hưởng lớn trong ngành chăm sóc sức khỏe, nó cũng hoạt động tốt cho thể thao và thể dục. Theo công ty nghiên cứu công nghệ hàng đầu Gartner, thị trường thiết bị đeo trên toàn cầu ước tính đạt doanh thu hơn 87 tỷ USD vào năm 2023.
2. Nhà thông minh
Những ngôi nhà đáp ứng mọi yêu cầu của bạn không còn bị giới hạn bởi khoa học viễn tưởng . Nhà thông minh có thể tận dụng các thiết bị, ánh sáng, thiết bị điện tử và hơn thế nữa, học hỏi thói quen của chủ nhà và phát triển cơ chế “hỗ trợ” tự động.
Truy cập liền mạch này cũng mang lại các đặc quyền bổ sung về hiệu quả năng lượng được cải thiện. Do đó, thị trường nhà thông minh có thể đạt tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 25% trong giai đoạn 2020-2025, đạt 246 tỷ USD.
3. Thành phố thông minh
Khi ngày càng có nhiều người đổ xô từ nông thôn ra thành thị, các thành phố đang phát triển thành những nơi an toàn hơn, thuận tiện hơn để sống. Các đổi mới của thành phố thông minh đang theo kịp tốc độ, với các khoản đầu tư hướng tới cải thiện an toàn công cộng, giao thông và hiệu quả năng lượng.
Các ứng dụng thực tế của AI trong điều khiển giao thông đã trở nên rõ ràng. Tại New Delhi, nơi có một số tuyến đường tắc nghẽn giao thông nhất thế giới, Hệ thống Quản lý Giao thông Thông minh ( ITMS ) đang được sử dụng để đưa ra ‘các quyết định năng động theo thời gian thực về luồng giao thông’.
4. Công nghiệp thông minh
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, các ngành từ sản xuất đến khai thác đều dựa vào chuyển đổi kỹ thuật số để trở nên hiệu quả hơn và giảm thiểu sai sót của con người.
Từ phân tích dữ liệu thời gian thực đến cảm biến chuỗi cung ứng, các thiết bị thông minh giúp ngăn ngừa các lỗi tốn kém trong ngành.