Tản mạn và các tip rèn luyện tính sáng tạo

09:29, 10/08/2014

Không đơn thuần chỉ là lý thuyết sách vở, sáng tạo chỉ có được khi người dùng biết áp dụng các mẹo vào thực tế.Khái niệm sáng tạo từ trước đến nay vẫn còn là một khái niệm khá mơ hồ. Cơ bản người ta vẫn chỉ biết đến sáng tạo qua lý thuyết nhưng làm thế nào để áp dụng được vào khả năng sáng tạo của mỗi người còn là một câu hỏi lớn. Bài viết được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau nhằm giúp người đọc hiểu rõ hơn về khái niệm sáng tạo cũng như sự liên quan giữa lý thuyết và thực tế trong lĩnh vực này.

Theo quan điểm của nhiều học giả, có nhiều định nghĩa và nguyên tắc về sáng tạo. Ví dụ như nguyên tắc KISS (viết tắt của “Keep It Stupid and Simple”). Hoặc nguyên tắc SPICE (viết tắt cho Sexy – Gợi cảm, Personality – Cá nhân hóa, Intelligence – Sự thông minh, Customer Focus – Tập trung vào khách hàng, Emotion – Cảm xúc).

Ngoài ra, trên thế giới đã xuất hiện lý thuyết về trường phái sáng tạo để tác động vào cảm xúc.

  • Tác động cảm xúc để tạo ra hành vi mua.
  • Tác động cảm xúc để tạo ra hành vi sử dụng (usage).
  • Tác động cảm xúc vào xây dựng mối quan hệ (relationship) biến khách hàng thành người trung thành của thương hiệu (brand educate).
  • Chạm vào giác quan (sense), cảm nhận (feel), suy nghĩ (think), hành động (act) và liên tưởng (relate).

Giáo sư Baeyens (ĐH Solvey, Bỉ) đã đưa ra năm lưu ý khi sử dụng Marketing trải nghiệm:

  • Tạo và nuôi dưỡng tương tác (engagement).
  • Phát triển các mối quan hệ (relationship) và sự trung thành (royalty).
  • Tạo cảm xúc (emotion) và ghi nhớ (memory).
  • Tạo nhận thức (awareness) thông qua chiến dịch Buzz.
  • Tạo khát khao hành động (Act desire).

Đối với sự sáng tạo cụ thể cho một thương hiệu, các nhà làm thương hiệu phải chú ý tới 6 điểm sau:

  • Khách hàng mục tiêu.
  • Lợi ích.
  • Lý do tin cậy.
  • Chiến lược thương hiệu (hay mục tiêu chiến dịch).
  • Cái gì làm cho khách hàng cảm nhận, suy nghĩ.
  • Sự cảm nhận lâu dài của khách hàng về thương hiệu.

Tuy nhiên, tất cả các phần trên đều chỉ được coi là lý thuyết. Còn thực hành sáng tạo lại là việc không đơn giản. Ở đây, trong phạm vi bài viết, tác giả sẽ đưa ra một vài mẹo nhỏ để giúp các bạn sáng tạo và rèn luyện kỹ năng sáng tạo như sau:

  1. Sáng tạo chỉ xuất hiện khi có hành động

Trước hết, bạn phải hiểu nguyên tắc: Bạn chỉ có thể sáng tạo khi bạn có hành vi/ hành động. Hành động càng cấp thiết thì độ sáng tạo càng mạnh.

  • Liên tục mỗi ngày bạn nên tìm ra một điều mới mẻ cho bản thân. Trước khi ngồi làm việc hãy nghĩ liệu có cách nào làm việc nhanh và hiệu quả hơn không.
  • Tạo thói quen để mỗi ngày đều có sự đổi mới, sáng tạo. Nếu cảm thấy khó khăn thì có thể bắt tay vào từ những việc nhỏ, ngay cả những việc tưởng như không cần đến sáng tạo.
  • Tạo thói quen ghi chép, ghi nhớ những ý tưởng bất chợt để các ý tưởng được liên tục kết nối và nâng cao theo thời gian.

Với những thói quen này, dần dần bạn sẽ rèn luyện khả năng sáng tạo mọi lúc, mọi nơi và trở thành bản năng.

2. Luôn luôn suy nghĩ

Luôn luôn tìm cách suy nghĩ để đổi mới sản phẩm, về cả hình ảnh và lợi ích sản phẩm với nguyên tắc “Hãy làm cũ sản phẩm của mình trước khi đối thủ làm bạn lạc hậu”

3. Cảm xúc

Một trong những cách sáng tạo là đánh vào cảm xúc của đối tượng. Do đó, bạn có thể chia cảm xúc ra nhiều dạng với những đối tượng khác nhau và tìm cách lay động từng dạng cảm xúc đó.

4. Ứng dụng

Mọi sự sáng tạo đều cần thiết phải được ứng dụng ngay và không được sai lầm. Do đó, cần phải rèn luyện thói quen thu thập thông tin, lắng nghe thông tin và tìm kiếm toàn bộ thông tin. Càng am hiểu sâu về vấn đề càng giúp tìm ra được sự sáng tạo trong công việc.

5. Insight khách hàng

Cuối cùng, sáng tạo muốn được đón nhận thì cần đánh trúng “insight” khách hàng. Vì thế, lắng nghe ý kiến khách hàng cũng là một cách tìm ra sự sáng tạo trong công việc. 

(Coca Cola New Campaign - Chạm đến đáy cảm xúc)

Tiến Hoàng - Tuấn Hà (Nguồn Vinalink)

TIN LIÊN QUAN