Telehealth - Bước tiến lớn trong chuyển đổi số ngành y tế
Mạng lưới 1000 cơ sở y tế khám, chữa bệnh từ xa đã được kết nối, đánh dấu cột mốc quan trọng trong chuyển đổi số ngành y tế Việt Nam.
- Bệnh viện Nhi Trung ương kết nối tư vấn, khám, chữa bệnh từ xa qua Viettel Telehealth
- Viettel Telehealth: Kết nối khám, chữa bệnh từ xa với 200 bệnh viện
- Mổ tim trực tuyến qua hệ thống Telehealth tại Bệnh viện Tim Hà Nội
- Telehealth có áp dụng với Bảo hiểm y tế?
- Telehealth - "cánh tay thứ 3" của bác sĩ có trở thành hiện thực?
Tháng 6/2020, Bệnh viện Đa khoa khu vực Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa có tiếp nhận 1 ca bệnh trong tình trạng hôn mê không xác định rõ nguyên nhân. Khi tiến hành hội chẩn và trực tiếp theo dõi ca bệnh qua "màn hình", các bác sĩ Bệnh viên Đại học Y Hà Nội đã quan sát thấy tình trạng tăng áp lực nội soi do sán não. Ngay lập tức, một kíp cấp cứu của Bệnh viện Đại học Y đã đến Ngọc Lặc để thực hiện đặt dẫn lưu não thất, sau đó tiến hành điều trị sán. Nhờ được điều trị kịp thời, bệnh nhân đã được cứu sống và không để lại di chứng.
Theo PGS.TS. Nguyễn Lân Hiếu - Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, có những ca bệnh đã được chữa rất ngoạn mục nhờ chuyển đổi số trong ngành y tế như: bệnh nhân tại Ngọc Lặc - Thanh Hóa bị sãn não, bệnh nhân ở Bắc Quang bị dao đâm vào tim đã dùng Teleheath để hỗ trợ.
Bác sĩ Đỗ Thanh Hải - Trưởng Khoa Hồi sức - Cấp cứu, Bệnh viện đa khoa Ngọc Lặc, Thanh Hóa - cho biết: "Vai trò của khám bệnh từ xa Teleheatlh có giá trị rất quan trọng đối với các bác sĩ tuyến cơ sở. Các bác sĩ như chúng tôi sẽ được tiếp cận với những ca bệnh khó, qua đó rút kinh nghiệm để xử lý bệnh nhân được kịp thời hơn".
Tại các buộc hội chẩn trực tuyến, các bác sĩ, chuyên gia đầu ngành trong tất cả các lĩnh vực có thể cùng tham giam hội chẩn các ca bệnh khó trị, thậm chí chỉ đạo bác sĩ tuyến dưới can thiệp và phẫu thuật trực tuyến. Cách khám chữa bệnh này giúp người bệnh tại các vùng sâu, vùng xa được điều trị ngay tại địa phương, góp phần giảm tải tuyến trên cũng như chi phí cho người dân.
GS.TS. Nguyễn Quang Tuấn - Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho rằng: "Qua các đầu cầu khác cùng kết nối, cùng lắng nghe, chúng ta có thể đào tạo các nhân viên y tế qua các ca lâm sàng thực tế. Chúng tôi sẵn sàng tư vấn thêm cũng như đào tạo về chuyên môn, khai thác hiệu quả trang thiết bị ở cơ sở hiện có. Xóa bỏ khoảng cách từ Trung ương tới địa phương, cũng như y tế cơ sở khi mà nói đến trình độ chuyên môn".
Dự kiến, trong giai tới, sẽ có hàng chục nghìn cơ sở y tế được kết nối và việc kết nối này sẽ đến tận người dân. Ước tính, khi triển khai Telehealth trên toàn quốc sẽ tiết kiệm cho xã hội và ngành y tế hàng chục ngàn tỷ đồng mỗi năm. Từ đây, cơ hội mở ra cho các bệnh nhân khắp nơi, gồm cả vùng sâu, vùng xa, được chữa bệnh bởi các bác sĩ tuyến Trung ương với chi phí hợp lý nhất.
Châu Anh (T/h)