Thuê bao chuyển mạng, số không đổi?
10:00, 09/05/2013
Trong khi Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT), Cục Viễn thông (Bộ TT-TT) đang muốn đẩy nhanh tiến trình triển khai dịch vụ chuyển mạng di động giữ nguyên số thuê bao tại Việt Nam (MNP) thì các nhà mạng di động lớn tỏ vẻ chần chừ.
Tại cuộc họp hôm qua với Cục Viễn thông và các nhà mạng lớn do Thứ trưởng Bộ TT-TT Lê Nam Thắng chủ trì, đại diện Bộ đã đưa ra lộ trình thực hiện MNP, cụ thể: Sau khi hoàn tất khâu chuẩn bị trong năm nay, sang năm 2014- 2015 làm thủ tục đầu tư xây dựng; năm 2016 sẽ tiến hành thử nghiệm và từ 1/1/2017 sẽ chính thức triển khai dịch vụ MNP cho tất cả các nhà mạng, thuê bao di động tại Việt Nam.
Bà Lê Thị Ngọc Mơ, Phó Cục trưởng Cục Viễn thông- Bộ TT-TT cho biết: Mục tiêu của Đề án là giúp các chủ thuê bao di động có cơ hội lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ tốt hơn mà không phải lo ngại việc mất số điện thoại hiện có, đặc biệt là những số điện thoại gắn với dữ liệu cá nhân như ngày tháng năm sinh… Bên cạnh đó, việc triển khai dịch vụ MNP sẽ giúp tăng hiệu quả sử dụng kho số viễn thông và quản lý thuê bao trả trước. Theo đó, nhu cầu của mỗi cá nhân có nhiều sim sẽ giảm đi; đồng nghĩa với việc lượng sim rác cũng giảm theo.
Đại diện Bộ TT-TT nhấn mạnh: Khi đăng ký chuyển sang mạng khác sử dụng, khách hàng sẽ phải khai báo chính xác các thông tin cá nhân liên quan, từ đó hỗ trợ tốt hơn cho công tác quản lý thuê bao, đặc biệt là thuê bao trả trước. Ngoài ra, việc triển khai dịch vụ MNP còn đem lại nhiều lợi ích khác như tăng hiệu quả kinh tế, thúc đẩy cạnh tranh giữa các doanh nghiệp viễn thông, hỗ trợ đảm bảo an ninh thông tin, tạo nền tảng cho sự phát triển thương mại điện tử…
Theo Cục viễn thông, doanh nghiệp (DN) viễn thông phải xác định MNP là một dịch vụ không nhằm mục tiêu tăng doanh thu, lợi nhuận. Theo kinh nghiệm các nước đã triển khai MNP thì không có sự xáo trộn số thuê bao chuyển mạng từ mạng lớn sang nhỏ, thậm chí số lượng thuê bao chuyển mạng còn nhỏ hơn khi không áp dụng MNP.
Phó Tổng Giám đốc Viettel Tống Viết Trung băn khoăn: Khi thuê bao chuyển mạng, doanh nghiệp (DN) phải tính toán và trả phí quỹ số thế nào khi số vẫn ở trong quỹ số của DN này nhưng DN khác lại khai thác số đó; khi khách hàng được thoải mái chuyển mạng giữ số, DN phải tính toán rất kỹ khi muốn bổ sung thêm dịch vụ gia tăng ưu đãi cho khách hàng (như: Chính sách ưu đãi máy đầu cuối chỉ áp dụng cho những khách hàng không chuyển mạng trong một thời gian nhất định); quy định về giá dịch vụ chuyển đổi từ mạng này sang mạng khác vì nếu để thấp thì khách hàng dễ chuyển đổi liên tục, gây áp lực cho nhà mạng.
Cùng chung băn khoăn, phía VNPT cho rằng: DN này phải cần tới 5 năm cho khâu chuẩn bị triển khai dịch vụ MNP vì muốn Đề án MNP cần phải được tính toán kỹ hơn về mặt kinh tế, xem Nhà nước và DN cần đầu tư bao nhiêu? đem lại lợi ích gì; quy trình phối hợp giữa các DN liên quan ra sao bởi đây là dịch vụ liên mạng; chính sách giá cước?
Tại cuộc họp hôm qua với Cục Viễn thông và các nhà mạng lớn do Thứ trưởng Bộ TT-TT Lê Nam Thắng chủ trì, đại diện Bộ đã đưa ra lộ trình thực hiện MNP, cụ thể: Sau khi hoàn tất khâu chuẩn bị trong năm nay, sang năm 2014- 2015 làm thủ tục đầu tư xây dựng; năm 2016 sẽ tiến hành thử nghiệm và từ 1/1/2017 sẽ chính thức triển khai dịch vụ MNP cho tất cả các nhà mạng, thuê bao di động tại Việt Nam.
Thuê bao có nhiều lựa chọn nhà cung cấp khi MNP ra đời (Ảnh: Internet)
Bà Lê Thị Ngọc Mơ, Phó Cục trưởng Cục Viễn thông- Bộ TT-TT cho biết: Mục tiêu của Đề án là giúp các chủ thuê bao di động có cơ hội lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ tốt hơn mà không phải lo ngại việc mất số điện thoại hiện có, đặc biệt là những số điện thoại gắn với dữ liệu cá nhân như ngày tháng năm sinh… Bên cạnh đó, việc triển khai dịch vụ MNP sẽ giúp tăng hiệu quả sử dụng kho số viễn thông và quản lý thuê bao trả trước. Theo đó, nhu cầu của mỗi cá nhân có nhiều sim sẽ giảm đi; đồng nghĩa với việc lượng sim rác cũng giảm theo.
Đại diện Bộ TT-TT nhấn mạnh: Khi đăng ký chuyển sang mạng khác sử dụng, khách hàng sẽ phải khai báo chính xác các thông tin cá nhân liên quan, từ đó hỗ trợ tốt hơn cho công tác quản lý thuê bao, đặc biệt là thuê bao trả trước. Ngoài ra, việc triển khai dịch vụ MNP còn đem lại nhiều lợi ích khác như tăng hiệu quả kinh tế, thúc đẩy cạnh tranh giữa các doanh nghiệp viễn thông, hỗ trợ đảm bảo an ninh thông tin, tạo nền tảng cho sự phát triển thương mại điện tử…
Theo Cục viễn thông, doanh nghiệp (DN) viễn thông phải xác định MNP là một dịch vụ không nhằm mục tiêu tăng doanh thu, lợi nhuận. Theo kinh nghiệm các nước đã triển khai MNP thì không có sự xáo trộn số thuê bao chuyển mạng từ mạng lớn sang nhỏ, thậm chí số lượng thuê bao chuyển mạng còn nhỏ hơn khi không áp dụng MNP.
Phó Tổng Giám đốc Viettel Tống Viết Trung băn khoăn: Khi thuê bao chuyển mạng, doanh nghiệp (DN) phải tính toán và trả phí quỹ số thế nào khi số vẫn ở trong quỹ số của DN này nhưng DN khác lại khai thác số đó; khi khách hàng được thoải mái chuyển mạng giữ số, DN phải tính toán rất kỹ khi muốn bổ sung thêm dịch vụ gia tăng ưu đãi cho khách hàng (như: Chính sách ưu đãi máy đầu cuối chỉ áp dụng cho những khách hàng không chuyển mạng trong một thời gian nhất định); quy định về giá dịch vụ chuyển đổi từ mạng này sang mạng khác vì nếu để thấp thì khách hàng dễ chuyển đổi liên tục, gây áp lực cho nhà mạng.
Cùng chung băn khoăn, phía VNPT cho rằng: DN này phải cần tới 5 năm cho khâu chuẩn bị triển khai dịch vụ MNP vì muốn Đề án MNP cần phải được tính toán kỹ hơn về mặt kinh tế, xem Nhà nước và DN cần đầu tư bao nhiêu? đem lại lợi ích gì; quy trình phối hợp giữa các DN liên quan ra sao bởi đây là dịch vụ liên mạng; chính sách giá cước?
Theo Báo Tin tức