Tổ chức bồi dưỡng trực tuyến “Introduction to AI Programming” cho học sinh cấp 3

11:19, 21/09/2024

Từ ngày 30/9-1/11/2024, Viện Tin học Nhân dân thuộc Hội Tin học Việt Nam (VAIP) sẽ tổ chức các buổi bồi dưỡng trực tuyến “Introduction to AI Programming” giới thiệu kiến thức cơ sở về lập trình trong lĩnh vực Trí tuệ nhân tạo cho học sinh cấp 3 tại các trường chuyên trên cả nước.

Hiện nay, nhu cầu phát triển nguồn nhân lực trình độ quốc tế về Trí tuệ nhân tạo (AI) là rất cấp thiết nhằm phục vụ Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng AI đến năm 2030. Vì vậy, Viện Tin học Nhân dân tiến hành tổ chức các buổi bồi dưỡng trực tuyến “Introduction to AI Programming” nhằm tạo động lực, kiến thức cơ sở về kiến thức lập trình trong lĩnh vực Trí tuệ nhân tạo dành cho học sinh cấp 3 tại các trường phổ thông trung học chuyên, yêu thích công nghệ, mong muốn tìm hiểu về lĩnh vực Trí tuệ nhân tạo, kích thích tư duy sáng tạo, tư duy phản biện và khả năng làm việc nhóm, qua đó giúp các em học sinh sẵn sàng hơn cho tương lai công nghệ.

Ngoài ra, kể từ năm nay các môn học về AI sẽ được đưa vào dạy thí điểm tại các trường cấp 3 chuyên trên cả nước. Các buổi bồi dưỡng cũng nhằm ươm mầm tài năng, nuôi dưỡng đam mê, phát hiện các tài năng trẻ có năng khiếu với khoa học máy tính và trí tuệ nhân tạo tham gia vào các kỳ thi trong nước và quốc tế.

Với sứ mệnh tiên phong trong phong trào nâng cao chất lượng và đổi mới giáo dục, các buổi bồi dưỡng sẽ được các chuyên gia của Viện Tin học nhân dân áp dụng các phương pháp giáo dục tiên tiến ở các nước có nền giáo dục hiện đại, lấy người học làm trung tâm, giúp học viên thu nhận kiến thức một cách chủ động. Các thông tin chi tiết như sau.

I. Thời gian diễn ra và hình thức bồi dưỡng

- Tổng cộng 15 buổi bồi dưỡng diễn ra trong 5 tuần từ 30/09/2024 đến 01/11/2024. Ngoài ra sẽ có thêm một buổi bảo vệ dự án, tổng kết và trao các giải thưởng, chứng nhận hoàn thành.

- Mỗi tuần gồm ba buổi vào các tối thứ 2, thứ 4 và thứ 6.

- Mỗi buổi gồm 2,5 giờ học từ 20h – 22h30.

- Các buổi bồi dưỡng được tổ chức trực tuyến trên nền tảng Zoom.

II. Chuyên gia

Các chuyên gia nhiều kinh nghiệm của Viện Tin học Nhân dân tham gia xây dựng chương trình, giảng dạy và trợ giảng đến từ các trường đại học lớn trong cả nước:

- PGS.TS Đỗ Phan Thuận, Giảng viên cao cấp Trường Đại học Tôn Đức Thắng

- PGS.TS Nguyễn Phi Lê, Giảng viên cao cấp Đại học Bách khoa Hà Nội

- TS. Nghiêm Nguyễn Việt Dũng, Giảng viên Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội

- TS. Ngô Văn Linh, Giảng viên Đại học Bách khoa Hà Nội

- Ông Nguyễn Tất Đắc, CEO, 1001 School

- Ông Phạm Đức Huy, Co-Founder, Classavo, Forbes U30 (US)

- Nguyễn Đắc Thái, học viên thạc sĩ Khoa học dữ liệu, VinUni

- Th.S Nguyễn Sơn Tùng, Giảng viên Đại học Bách khoa Hà Nội

- Hoàng Hữu Bách, Giảng viên Trường Đại học Công nghệ, ĐHQG Hà Nội

- Nguyễn Thành Trung, Đại học Bách khoa Hà Nội

- Nguyễn Hữu Tiến, Đại học Bách khoa Hà Nội

- Nguyễn Quang Đức, Đại học Bách khoa Hà Nội

- Nguyễn Minh Quang, Đại học Bách khoa Hà Nội

- Lê Tăng Phú Quý, Trường Đại học Công nghệ Thông tin & Truyền thông Việt Hàn, Đại học Đà Nẵng

- Và các chuyên gia là cố vấn, khách mời khác.

III. Nội dung các buổi bồi dưỡng

Các buổi bồi dưỡng được thiết kế giảng dạy theo hướng đi từ cung cấp kiến thức tổng quan về trí tuệ nhân tạo đến chi tiết về các ứng dụng của AI phục vụ đời sống và kỹ thuật. Người học được thực hành trên các ví dụ và bài toán điển hình. Đặc biệt một buổi học về đạo đức máy tính khi sử dụng các công cụ AI sẽ giúp học viên hiểu rõ về vai trò của AI và một số hạn chế khi lạm dụng các công cụ AI. Nội dung bao gồm 03 buổi về nhập môn trí tuệ nhân tạo, 06 buổi bồi dưỡng về các ứng dụng của trí tuệ nhân tạo và 06 buổi ngôn ngữ lập trình các phần mềm trí tuệ nhân tạo.

Dưới đây là kế hoạch tổng quan của các buổi bồi dưỡng.

A. ĐỐI TƯỢNG:

  • Học sinh cấp 3 tại các trường phổ thông trung học chuyên, yêu thích công nghệ, mong muốn tìm hiểu về lĩnh vực trí tuệ nhân tạo;

  • Có kiến thức cơ bản về các ngôn ngữ lập trình là một lợi thế (Không bắt buộc). 

B. MỤC TIÊU

Sau khóa học này, học viên sẽ:

1. Được trang bị các kiến thức tổng quan về lĩnh vực trí tuệ nhân tạo

  • Hiểu được thế nào là trí tuệ nhân tạo (AI), bản chất của các mô hình học máy, học sâu; lịch sử hình thành và phát triển của AI;

  • Nắm được các khái niệm cơ bản trong lĩnh vực AI: Quá trình tạo ra một mô hình học máy/học sâu; các loại bài toán cơ bản trong lĩnh vực AI;

  • Ứng dụng và ảnh hưởng của AI trong cuộc sống;

  • Những vấn đề về đạo đức trong nghiên cứu và sử dụng AI, những điểm cần lưu ý khi sử dụng các công cụ AI.

2. Hiểu được bản chất và nắm rõ cách sử dụng của một số mô hình/công cụ AI tạo sinh

  • Hiểu được bản chất, quá trình huấn luyện và cách sử dụng một số công cụ AI tạo sinh;

  • Biết cách sử dụng một số kỹ thuật prompt cơ bản;

  • Ý thức được về tác dụng và những điểm cần lưu ý khi sử dụng các công cụ AI tạo sinh.

3. Được trang bị các kiến thức lập trình cơ bản về AI

  • Có hiểu biết cơ bản về ngôn ngữ lập trình python dùng trong AI;

  • Có hiểu biết về một số framework thường dùng trong AI;

  • Có khả năng sử dụng một số API đơn giản để tạo các công cụ/phần mềm ứng dụng AI.

C. ĐỀ CƯƠNG

PHẦN I. NHẬP MÔN TRÍ TUỆ NHÂN TẠO (3 buổi)

Buổi 1.1 Tổng quan về trí tuệ nhân tạo

  • Trí tuệ nhân tạo (AI) là gì? Ứng dụng và tầm ảnh hưởng của AI trong cuộc sống

  • Bản chất toán học của các mô hình học máy/học sâu

  • Phân biệt giữa các khái niệm AI/ML/DL

  • Lịch sử hình thành và phát triển của AI  

  • Các lĩnh vực nghiên cứu chính của AI (CV, NLP, Speech) 

Buổi 1.2. Các khái niệm cơ bản trong lĩnh vực học máy/học sâu

  • Các loại bài toán trong học máy/học sâu

  • Các quá trình trong xây dựng, huấn luyện và sử dụng các mô hình học máy/học sâu

Buổi 1.3. Các phương pháp huấn luyện mô hình

  • Các phương pháp huấn luyện mô hình học máy/học sâu (học có giám sát, không giám sát)

  • Ví dụ về ứng dụng AI và cách thức huấn luyện các mô hình

PHẦN II. CÁC ỨNG DỤNG CỦA TRÍ TUỆ NHÂN TẠO (6 buổi)

Buổi 2.1. Nhập môn AI tạo sinh

  • Giới thiệu tổng quan một số loại ứng dụng AI tạo sinh (AI tạo sinh trong lĩnh vực ngôn ngữ, hình ảnh, âm thanh)

  • Bản chất của các mô hình AI tạo sinh

  • Mô thức chung tạo ra các mô hình AI tạo sinh

Buổi 2.2. Đạo đức máy tính trong việc huấn luyện và sử dụng các công cụ AI

  • Tổng quan về vấn đề đạo đức máy tính trong lĩnh vực AI

  • Bảo vệ thông tin cá nhân trong sử dụng dữ liệu

  • Tính tin cậy, tính đúng đắn của các công cụ AI

  • Ưu và nhược điểm của việc sử dụng AI

Buổi 2.3. Các công cụ AI tạo sinh trong lĩnh vực ngôn ngữ (part 1)

  • Giới thiệu tổng quan về lĩnh vực NLP (các bước phân tích ngôn ngữ, các loại bài toán trong lĩnh vực NLP)

  • Các vấn đề hạn chế của các công cụ cho tác vụ tạo sinh của NLP (Dịch máy, tóm tắt, viết lại, sáng tác) và những tình huống không nên sử dụng.

  • Hướng dẫn sử dụng hiệu quả nhất những công cụ này.  

Thực hành: Đưa ra ví dụ minh chứng cho hạn chế của công cụ AI tạo sinh trong NLP. Sử dụng hiệu quả các công cụ AI cho một số tình huống phù hợp.

Buổi 2.4. Các công cụ AI tạo sinh trong lĩnh vực ngôn ngữ (part 2)

  • Các vấn đề thường gặp đối với chatbot (hallucination, bias,…) trong tác vụ tìm kiếm và hỏi đáp thông tin.

  • Kỹ thuật xây dựng sơ đồ tri thức để kiểm định câu trả lời.

  • Giới thiệu một số kỹ thuật prompting.

Thực hành: Ứng dụng xây dựng chatbot với sơ đồ tri thức và kỹ thuật prompting

Buổi 2.5. Các công cụ AI tạo sinh trong lĩnh vực hình ảnh (part 1)

  • Giới thiệu tổng quan về lĩnh vực thị giác máy tính

  • Giới thiệu một số công cụ AI tạo sinh trong lĩnh vực thị giác máy tính (Midjourney, stable diffusion, …)

  • Tổng quan về cách huấn luyện ra mô hình Stable Diffusion

Thực hành: Sử dụng các công cụ AI tạo sinh hình ảnh đơn giản

Buổi 2.6. Các công cụ AI tạo sinh trong lĩnh vực hình ảnh (part 2)

  • Một số vấn đề thường gặp đối với AI tạo sinh trong lĩnh vực hình ảnh (bản quyền, ảnh tạo sai, …)

  • Giới thiệu một kỹ thuật tạo tranh nghệ thuật, ảnh minh họa và truyện tranh.

Thực hành: Sử dụng một số công cụ AI tạo sinh hình ảnh nâng cao.

PHẦN III. NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH CÁC PHẦN MỀM TRÍ TUỆ NHÂN TẠO (6 buổi)

Buổi 3.1. Giới thiệu ngôn ngữ lập trình Python

  • Python là gì?

  • Cài đặt môi trường và các công cụ lập trình Python

  • Các cú pháp cơ bản, cách khai báo dữ liệu và các kiểu dữ liệu của Python

  • Các cấu trúc lệnh phân nhánh và vòng lặp

Thực hành:

  • Khai báo, sử dụng biến trong biểu thức

  • Các cấu trúc lập trình cơ bản: rẽ nhánh và vòng lặp

Buổi 3.2. Hàm và cấu trúc dữ liệu

  • Sử dụng hàm (function) trong Python

  • Các cấu trúc dữ liệu của Python

Thực hành:

  • Viết hàm và gọi hàm

  • Sử dụng các hàm trong thư viện

  • Sử dụng các cấu trúc dữ liệu trong python

Buổi 3.3. Nhập môn TensorFlow và Keras

  • Tổng quan về lập trình thuật toán AI

  • TensorFlow là gì?

  • TensorFlow và Keras trong lập trình mạng nơ-ron học sâu

Thực hành: Xây dựng mạng nơ-ron với các thư viện TensorFlow và Keras

Buổi 3.4. Nhập môn PyTorch

  • PyTorch là gì?

  • Sử dụng PyTorch trong lập trình mạng nơ-ron học sâu

Thực hành: Xây dựng mạng nơ-ron với các thư viện PyTorch

Buổi 3.5. Giới thiệu các thư viện thường dùng trong lập trình các thuật toán AI

  • Tổng quan và phân loại các thư viện thường dùng

  • Pandas là gì?

  • Numpy là gì?

Thực hành:

  • Thực hành xử lý và phân tích dữ liệu với Pandas

  • Thực hành ứng dụng Numpy để tính toán và thống kê dữ liệu

Buổi 3.6. Một số các bài tập ứng dụng

  • Matplotlib là gì?

  • Thực hành trực quan hóa dữ liệu với Matplotlib và Seaborn

  • Các bài tập thực hành với Framework TensorFlow và PyTorch

  • Các bài tập thực hành sử dụng thư viện Pandas, Numpy, Matplotlib và Seaborn

  • Một số bài tập tổng hợp

IV. Lệ phí tham gia các buổi bồi dưỡng: 

- Học viên tự do: 4.500.000 VNĐ. 

- Học viên là học sinh PTTH tại các trường chuyên đăng ký theo trường hoặc theo giáo viên giới thiệu: 3.000.000 VNĐ. 

- Nhóm 4 bạn học viên đăng ký theo nhóm tạo thành một nhóm làm project cuối đợt: 2.250.000 VNĐ * 4 bạn. 

- Học viên hoàn thành đăng ký và chuyển thành công lệ phí tham gia trước 23h ngày 25/9/2024: 2.250.000 VNĐ.

- Học bổng hỗ trợ học viên khó khăn: Học viên khó khăn về tài chính hãy làm đơn trình bày lý do có xác nhận của giáo viên hướng dẫn để được xem xét cấp học bổng hỗ trợ khó khăn.

Thông tin chuyển khoản lệ phí tham gia:

  • Tên tài khoản: Hội Tin học Việt Nam

  • Số tài khoản: 003 70406 0000 979 tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (Phòng GD: 64-68 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Mã Citad: 01314007)

  • Nội dung: Trường/Học viên xyz nộp lệ phí tham dự các buổi bồi dưỡng Intro AI

V. Chứng nhận

- Các học viên sau khi hoàn thành các buổi bồi dưỡng sẽ được cấp chứng nhận hoàn thành của Viện Tin học Nhân dân - Hội tin học Việt Nam với hạng đánh giá theo kết quả cuối cùng.

- Các chứng nhận giải thưởng cho các học viên và các nhóm dự án xuất sắc.

VI. Đăng ký

Thông tin, đăng ký và hướng dẫn đăng ký theo đường link sau: https://forms.gle/b2s4KXCgRkEf3trA8

Các cá nhân và Trường hoàn thành chuyển khoản lệ phí tham gia xin vui lòng gửi xác nhận chuyển khoản qua email đến: OlpVietnam@vaip.vn, hoặc office@vaip.vn  trước ngày 29/9/2024.

Thông tin về Các buổi bồi dưỡng liên hệ với Viện Tin học Nhân dân – VAIP

Ban Đào tạo - PBKT, tầng 6 số 14 Trần Hưng Đạo, Hà Nội. 

Tel: +84 024.38211725; Email: OlpVietnam@vaip.vn;  office@vaip.vn