Bệnh viện Đại học Y Hà Nội tổ chứ hội chẩn trực tuyến ca mắc Covid-19 nặng tại Việt Nam
Mặc dù khi cho kết quả âm tính, bác sĩ vẫn có thể kết luận bệnh nhân mắc Covid-19 bởi bệnh nhân sẽ trải qua những tổn thương phổi tăng dần theo thời gian. Dựa vào các mốc này, bác sĩ sẽ chủ động hơn trong phác đồ điều trị và tiên lượng bệnh.
- VNPT, Viettel cấp tập phủ sóng 4G, lập cầu truyền hình cho bệnh viện dã chiến Đà Nẵng
- Mổ tim trực tuyến qua hệ thống Telehealth tại Bệnh viện Tim Hà Nội
- VPBank trao tặng 10 tỷ đồng cho bệnh viện dã chiến Hoà Vang Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam
- VNPT Đà Nẵng cấp tốc hoàn thành hạ tầng Viễn thông - CNTT cho bệnh viện dã chiễn
- Cung thể thao Tiên Sơn được "hô biến" thành Bệnh viện dã chiến chỉ trong 3,5 ngày
- Thêm 8 ca mắc Covid-19 liên quan 4 bệnh viện tại Đà Nẵng
- Nhờ CNTT Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng giảm thời gian chờ bệnh đến 50% số lượt khám
Bệnh viện Đại học Y Hà Nội vừa tổ chức buổi hội chẩn trực tuyến liên quan ca mắc Covid-19 nặng tại Việt Nam. Theo Tiến sĩ Đoàn Tiến Lưu - Phó trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh (Bệnh viện Đại học Y Hà Nội) thì người nhiễm SARS-CoV-2 sẽ trải qua những tổn thương phổi tăng dần theo thời gian.
Đầu tiên, ở giai đoạn sớm (0-4 ngày sau khi xuất hiện triệu chứng), X-quang phổi cho thấy kính mờ, hình lát đá, thùy tổn thương ít.
Đến ngày 5, phổi có kính mờ, hình lát đá lan rộng hai bên. Tình trạng này kéo dài đến ngày thứ 8 và được gọi là giai đoạn tiến triển.
Tiếp đến ở giai đoạn đỉnh bệnh (sau 10-13 ngày), phổi của người mắc Covid-19 xuất hiện các vùng đông đặc. Đây cũng là thời điểm cơ quan này bị tổn thương nhiều nhất.
Hình ảnh phổi của ca mắc Covid-19 thứ 867, các tổn thương cho thấy người này ở giai đoạn đỉnh bệnh.
Đối với các trường hợp từ ngày thứ 14 trở đi, nếu bệnh nhân nặng, phổi tiếp tục đông đặc hơn, thậm chí kèm bội nhiễm lan tỏa hai bên. Với những người chữa trị hiệu quả, thời gian này phổi sẽ bước vào giai đoạn thoái triển, dải xơ dưới màng phổi giảm, giãn phế quản ngoại vi.
Trong các ca mắc Covid-19 mới ở Việt Nam, một số bệnh nhân trước khi công bố cho kết quả xét nghiệm âm tính 2 lần. đơn cử như bệnh nhân 812 ở Bắc Từ Liêm, Hà Nội, âm tính 3 lần khi xét nghiệm rRT-PRC trước khi có kết luận mắc Covid-19.
Để dễ hình dung hơn, TS Lưu dẫn nghiên cứu của nhóm nhà khoa học Hà Lan cho thấy phân độ nghi ngờ Covid-19 dựa vào hình ảnh cắt lớp vi tính. Bác sĩ có thể kết luận người mắc Covid-19 khi chưa xét nghiệm rRT-PCR hoặc kết quả âm tính.
Hình ảnh chụp cắt lớp vi tính một số phân độ tổn thương phổi của người mắc Covid-19.
6 phân độ (CO-RADS) nghi ngờ được xếp theo cấp độ tăng dần, trong đó, ở cấp độ 6, chắc chắn bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2. Cụ thể:
- CO-RADS 1: Phổi bình thường, không tổn thương.
- CO-RADS 2: Tổn thương nhưng ít và hình ảnh phổi đặc trưng cho những bệnh lý nhiễm trùng khác. Nguy cơ mắc Covid-19 thấp.
- CO-RADS3: Tổn thương có thể xảy ra ở bệnh nhân Covid-19 hoặc các bệnh phổ biến khác. Mức độ nghi ngờ trung bình.
- CO-RADS 4: Phổi có tổn thương kính mờ, dày tổ chức kẽ ở hai bên nhưng chưa đặc trưng ở bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2. Tuy nhiên, tỷ lệ lây nhiễm rất cao.
- CO-RADS 5: Nguy cơ rất cao. Xét nghiệm rRT-PCR lần một có thể âm tính nhưng gần như chắc chắn người này mắc Covid-19. Do đó, dựa trên cắt lớp vi tính phổi cần xét nghiệm lại cho bệnh nhân. Phổi của nhóm này có hình ảnh kính mờ, dày tổ chức kẽ, lát gạch, phân bố ở ngoại vi và đáy phổi.
- CO-RADS 6: Chắc chắn bệnh nhân mắc Covid-19, xét nghiệm rRT-PRC sẽ cho kết quả dương tính.
PV (T/h)