Trung Quốc tiêm 10 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 chỉ trong một tuần
Trung Quốc đang đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine ngừa COVID-19 với mục tiêu đến giữa năm nay tiêm cho 40% dân số.
- Mỹ mở cuộc điều tra, tước giấy phép các hãng viễn thông Trung Quốc
- Mỹ đưa 5 công ty Trung Quốc vào nhóm đe dọa an ninh quốc gia
- Hơn một nửa nhân viên công nghệ Mỹ muốn hợp tác chặt với Trung Quốc
- Ấn Độ “cấm cửa” vĩnh viễn TikTok và 58 ứng dụng của Trung Quốc
- Xuất hiện tin giả về khẩu trang tái chế nhập lậu từ Trung Quốc nghi có COVID-19
Phát biểu họp báo ngày 21/3, người phát ngôn Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC) - ông Mễ Phong (Mi Feng), cho biết, tính đến sáng 20/3, hơn 74,9 triệu liều vaccine phòng COVID-19 đã được tiêm cho người dân ở Trung Quốc. So với con số khoảng 65 triệu liều vaccine tính đến ngày 14/3 vừa qua, đã có thêm gần 10 triệu liều vaccine được tiêm cho người dân chỉ trong chưa đầy một tuần.
Cũng tại cuộc họp báo, đại diện công ty Sinovac Biotech cho hay, đến thời điểm hiện tại, hơn 70 triệu liều vaccine do hãng này sản xuất đã được tiêm cho người dân trên toàn thế giới.
Hiện Chính phủ Trung Quốc đang cân nhắc thực thi các chính sách khác nhau liên quan đến vấn đề cấp thị thực, triển khai các chuyến bay và kiểm soát số người từ nước ngoài nhập cảnh dựa trên tiến độ tiêm chủng cũng như tình hình dịch COVID-19 ở các nước.
Trung Quốc đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19.
Phát biểu tại cuộc họp báo trên, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc - ông Phùng Tư Kiên (Feng Zijian), thông báo: Ở thời điểm hiện tại, nước này sẽ vẫn yêu cầu làm xét nghiệm và cách ly đối với những người đã tiêm vaccine ngừa COVID-19. Tuy nhiên, ông cho biết Trung Quốc sẽ lưu tâm đến những tiến bộ đạt được trên thế giới trong việc phát triển "hộ chiếu vaccine" và có thể điều chỉnh các biện pháp hạn chế phòng dịch sau khi đạt tỷ lệ tiêm chủng cao trong dân số.
Cục Quản lý dược phẩm thuộc Bộ Y tế Nepal vừa cấp phép sử dụng vaccine COVID-19 của công ty dược phẩm Bharat Biotech (Ấn Độ) trong trường hợp khẩn cấp. Đây là vaccine thứ ba được cấp phép tại Nepal. Trước đó, cơ quan chức năng Nepal đã cấp phép cho vaccine của hãng Sinopharm (Trung Quốc) và vaccine của hãng AstraZeneca.
PV (T/h)