Tỷ phú nổi loạn, không bằng đại học làm giàu thế nào?

10:49, 10/03/2016

Nhiều tỷ phú có xuất phát điểm không hề thuận lợi, nhưng họ đều trở thành những người làm giàu thành công. Bí quyết làm giàu của họ là gì?

typhu0

Làm hết sức, chơi hết mình

Tỷ phú Richard Branson là một ví dụ hoàn hảo về việc thành công trong kinh doanh nhưng vẫn biết cách tận hưởng cuộc sống. Ông làm việc rất chăm chỉ nhưng cũng luôn biết cách chơi hết mình.

Từ việc lái khinh khí cầu bay vòng quanh thế giới cho đến nhảy bungee từ những toà nhà cao tầng, Branson thấu hiểu được giá trị của cuộc sống một cách trọn vẹn.

Bài học: Làm việc chăm chỉ là tốt, tuy nhiên cần có thời gian nghỉ ngơi thư giãn và nạp lại năng lượng.

Theo đuổi đam mê

Khi đề cập đến việc kinh doanh theo sở thích, không thể không kể đến Nick Woodman, người sáng lập GoPro. Sản phẩm camera của công ty Woodman được thiết kế để gắn sau lưng (mũ bảo hiểm) của các vận động viên hoặc những người đam mê phiêu lưu trên toàn thế giới nhằm giúp giới thiệu và chia sẻ niềm đam mê của họ với những người không ưu thích mạo hiểm.

Bài học: Nếu bạn yêu thích một thứ gì đó và những người khác cũng có chung niềm đam mê với bạn, bạn có thể kiếm được tiền từ chính sở thích của mình.

Chấp nhận rủi ro một cách thông minh

Một trong những quyết định tài chính thông minh nhất trong thời kỳ các công ty mạng phá sản hàng loạt thuộc về Mark Cuban. Công ty của Cuban, Broadcast.com được Yahoo mua lại năm 2009 với giá 5,7 tỷ USD cổ phiếu Yahoo.

Không lâu sau thời điểm đó, Cuban tin rằng sẽ có một sự sụp đổ diễn ra, nhưng lại không thể bán được cổ phiếu của mình do thỏa thuận trong hợp đồng, vì vậy ông đã bán khống trước một phần cổ phiếu đáng kể của mình tại Yahoo. Ông thiệt hại gần 20 triệu USD sau phi vụ này, nhưng bù lại lại có thể tránh khỏi tổn thất lớn hơn.

Bài học: Chấp nhận rủi ro một cách thông minh, hãy luôn tìm cách giảm nhẹ nó và rút ngắn thời gian nhằm tránh thiệt hại tối đa cho bản thân.

Trở thành người kết nối

Khi thành công, một trong những nhân tố quan trọng nhất bạn cần phải có là các mối quan hệ. Mark Zuckerberg là một tỷ phú bởi nỗ lực kết nối hàng tỷ người với nhau.

Mark nắm bắt rất sớm sức mạnh của sự kết nối và đặt ra nhiệm vụ phải mang mọi người trên thế giới đến gần nhau hơn. Chàng tỷ phú trẻ này đã làm một điều đáng kinh ngạc khi cứ 3 người vào mạng Internet thì lại có 2 người sử dụng Facebook.

Bài học: Hãy kết nối với mọi người thường xuyên và luôn là trung tâm của các mối quan hệ đó.

Biết thay đổi thực tại

Một trong những đức tính cần phải học hỏi từ Travis Kalanick, CEO của Uber chính là việc cố gắng không ngừng nghỉ để thay đổi hiện trạng.

Kalanick tham gia vào ngành công nghiệp đã quá cũ kĩ với những vấn đề liên quan đến trải nghiệm tồi tệ của người sử dụng. Tuy nhiên, ông đã vượt qua được những khó khăn về pháp lý cũng như thủ tục quan liêu nhằm thay đổi ngành vận tải hành khách theo yêu cầu, giúp ngành công nghiệp này trở nên thân thiện hơn với người sử dụng.

Bài học: Luôn đặt câu hỏi với mọi thứ, không chấp nhận mà cần thay đổi thực trạng và đấu tranh vì nó nếu như bạn tin rằng mọi thứ cần phải thay đổi.

Hãy là chính mình

Chris Sacca của Quỹ đầu tư Lowercase chính là ví dụ hoàn hảo cho việc một người luôn sống theo cách của riêng mình và không quan tâm đến xung quanh.

Ông là người có chính kiến rất mạnh mẽ, mặc những chiếc áo sơ mi trông có vẻ điên khùng và luôn đưa ra những quyết định dựa trên quan điểm về giá trị của riêng mình. Ông sẽ không đầu tư nếu như ông không tin rằng mình có thể kiếm được tiền, ông chỉ đầu tư vào những công ty mà mình có thể tự hào.

Bài học: Quyết định xem bạn sẽ trở thành người như thế nào và trở thành người đó, mặc kệ người khác nói hay nghĩ gì về bạn

Tạo ra những thứ tốt hơn so với ban đầu

Không ai trên thế giới này có thể là hiện thân của triết lý trên tốt hơn Elon Musk. Từ SpaceX và Tesla cho đến Solar City và hơn nữa, Musk đã cống hiến toàn bộ tài sản và cuộc đời mình nhằm tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn, ở đó con người có cơ hội sống và phát triển tốt hơn. Những gì ông đã làm và đang cố gắng hoàn thiện thực sự rất đáng kinh ngạc.

Bài học: Làm cho thế giới và những người xung quanh bạn trở nên tốt hơn. Hãy nghĩ xa hơn lợi ích của bản thân.

Albert Einstein đã từng định nghĩ sự điên rồ như sau: “Đó là khi bạn lặp đi lặp lại một công việc nhưng mong đợi kết quả mỗi lần là khác nhau”. Tỷ phú là những người không đi trên con đường thông thường như những người khác, vì vậy nếu như muốn trở thành một trong số họ, bạn cần tìm thấy con người nổi loạn ẩn sâu bên trong bản thân mình và khám phá nhiều con đường khác nhau.

Có sức bền và tính kiên nhẫn

Trong số 500 người giàu nhất thế giới năm 2004, có gần 30 người đã từng bỏ học giữa chừng mặc dù bạn bè và gia đình can ngăn để theo đuổi sở thích làm giàu của mình. Một trường hợp đặc biệt khác là Sam Walton, chủ tịch tập đoàn bán lẻ lớn nhất nước Mỹ Wal- Mart, nổi tiếng với vai trò ‘Ông vua bán lẻ’ nước Mỹ. Ông là người bỏ học rất sớm để đi kiếm tiền. Khi đã thành công, Sam Walton lại gặp rất nhiều chỉ trích vì sự bánh trướng quá lớn của mình, thậm chí có nhiều người còn cố ‘moi móc’ các tật xấu của Walton đề nhằm bôi nhọ ông. Tuy nhiên, Walton vẫn rất kiên nhẫn, không hề có phản ứng nào thái quá. Đối với ông, thành công của Wal- Mart luôn là những phần thưởng đáng giá nhất đề bù đắp và xoá tan mọi sự chỉ trích.

Luôn luôn có thể quay đầu

Tỷ phú Dustin Moskovitz, người cũng thành công từ Facebook với tài sản 3,5 tỷ USD cho rằng, bạn luôn có thể học đại học lúc nào bạn muốn. Dustin Moskovitz cũng là một người bạn đã rời bỏ Đại học danh tiếng Harvard để tham gia Facebook cùng với Mark Zuckerberg.

Moskovit chia sẻ: ‘Nếu Facebook không thành công, tôi có thể quay trở lại Harvard bất cứ lúc nào. Bạn bè của tôi lúc đó có thể đã ra trường, tôi có thể phải đi học mà không có bạn bè đồng niên để vui chơi. Đó là một rủi ro, nhưng chỉ là một rủi ro rất nhỏ so với cơ hội để đạt được thành công lớn lúc đó’.

Luôn luôn là ông chủ

Đây là bí quyết của Phil Ruffin, tỷ phú sở hữu tập đoàn Treasure Island Casinos, tài sản 2,4 tỷ USD. Từng là một nhân viên làm việc tại sòng bài, Phil Ruffin sau đó đã bỏ việc và tìm cách gây dựng sự nghiệp riêng. Bắt đầu từ việc mở cửa hàng nhỏ, sau đó là chuỗi cửa hàng, rồi đến khách sạn và các sòng bài.

‘Lời khuyên mà tôi đưa ra cho các bạn trẻ ư ? Đó chỉ có thể là: Hãy bỏ việc. Đừng làm việc cho bất kỳ ai. Bạn thực sự không thể gây dựng được sự nghiệp, tạo dựng của cải riêng nếu suốt đời cứ làm việc cho người khác. Dù có thể sẽ mất rất nhiều thời gian, sẽ khó khăn cực nhọc, nhưng làm gì có thành công nào có thể mua bằng giá rẻ ?’.

Luôn suy nghĩ và động não

Ivan Lamprad, chủ tịch tập đoàn IKEA đã nói: ‘Nếu không có ý tưởng, đôi khi hoạt động kinh doanh trở nên đơn điệu. Một ý tưởng kinh doanh táo bạo, dám nghĩ dám làm, đồng nghĩa với thành công trong kinh doanh’.

Các nhà tỷ phú đều không phải là những nhà khoa học có những phát minh vĩ đại nhưng họ đều có những khả năng nhạy bén và ra những quuyết định lớn trong kinh doanh, đem lại những khoản lợi nhuận khổng lồ có giá trị tương đương với các phát minh lớn của các nhà khoa học. Sở dĩ Bill Gates trở thành người giàu nhất thế giới trong một thời gian dài đến như vậy là nhờ Bill Gates đã biết phát huy sáng tạo về hệ thống điều hành của máy tính Dos. Trên thực tế, hệ thống điều hành này không phải là của Bill Gates mà là của một người anh em kết nghĩa. Ông này đã chết vì tai nạn xe hơi sau khi đã uống rượu say.

Với sự hỗ trợ thích hợp của các đối tác kinh doanh cộng với đầu óc sáng tạo, linh hoạt của các tỷ phú, có thể nói phần lớn các sản phẩm của họ đều hứa hẹn một tiềm năng lớn tại thị trường mới.

‘Mặt dày’

Lời khuyên nghe có vẻ kỳ cục này là của tỷ phú John Paul DeJoria, chủ sở hữu thương hiệu mỹ phẩm cho tóc nổi tiếng Paul Michell Systems và Patron Tequila. Tài sản của ông vào khoảng 4 tỷ USD. Vị cựu chiến binh hải quân Mỹ này từng sống trên một chiếc Rolls-Royce cũ nát khi ông còn đi bán dầu gội đầu giao tại nhà. Sau đó ông đã mở cửa hàng và phát triển nó thành thương hiệu Paul Michell nổi tiếng. Ông cho biết: ‘Tôi đã học về nghệ thuật bán hàng và marketing từ việc đi gõ hàng trăm cánh cửa mỗi ngày. Trong một trăm cánh cửa, tôi thường bị 99 cánh cửa đóng sầm ngay trước mũi, trước khi bán được một chai dầu gội cho khách hàng. Bạn cũng vậy, dù biết có thể phải nhận một trăm lời từ chối phũ phàng nhưng việc bạn vẫn phải làm là tìm đến 100 người đó. Cơ hội chính là ở đó.

Thống kê học vấn của 400 người giàu nhất nước Mỹ cho thấy có 27 người chỉ học hết cấp 3 và 36 người bỏ học đại học giữa chừng (chiếm gần 16%). Tuy nhiên, phần lớn các tỷ phú có bằng đại học hoặc cao học. Có 161 người có bằng cao học, 35 người là luật sư, 21 tiến sĩ, 84 người có bằng MBA và 40 người có các loại bằng cấp khác.