Uber về tay Grab tại Đông Nam Á
Đây là động thái đánh dấu sự rút lui khỏi các hoạt động quốc tế của Uber, sau khi họ bán mảng kinh doanh tại Trung Quốc cho đối thủ Didi Chuxing hồi năm 2016.
- Video vụ xe tự lái của Uber gây tai nạn khiến 1 người tử vong
- Quấy rối tình dục 20 nhân viên bị Uber đuổi việc
- Uber hoan nghênh phương án thu thuế của Bộ Tài chính Việt Nam
- Thực tập sinh có thể kiếm được 9.000 USD từ đối thủ của Uber
- Thua lỗ, Uber bán doanh nghiệp của mình cho đối thủ Trung Quốc
- Gọi UberPool trực tiếp từ Facebook Messenger
- Cơ chế tính giá trước của Uber không đảm bảo giữ nguyên giá
- Lyft và Uber thử nghiệm đưa hàng thực phẩm xanh với Walmart
- Những sản phẩm số tiêu biểu năm 2007
Uber đang bán mảng kinh doanh gọi xe và giao đồ ăn ở Đông Nam Á cho đối thủ Grab.
Động thái này đánh dấu sự rút lui khỏi các hoạt động quốc tế của Uber, sau khi họ bán mảng kinh doanh tại Trung Quốc cho đối thủ Didi Chuxing hồi năm 2016.
Cả hai công ty đều mô tả thương vụ này là chiến thắng cho cả doanh nghiệp lẫn hành khách.
Grab là ứng dụng gọi xe phổ biến nhất Đông Nam Á với hàng triệu người dùng tại 8 quốc gia.
Uber sẽ giữ lại 27,5% cổ phần trong công ty đặt trụ sở tại Singapore. CEO Uber cũng sẽ tham gia ban giám đốc Grab.
Giá trị thương vụ chưa được công bố.
Nhưng nó gồm việc bán tất cả các hoạt động của Uber tại Đông Nam Á, gồm cả dịch vụ Uber Eats.
CEO của Uber, Dara Khosrowshahi, nói rằng đây là "minh chứng cho sự tăng trưởng đặc biệt của Uber khắp Đông Nam Á trong 5 năm qua".
"Điều này sẽ giúp chúng tôi tiếp tục kế hoạch tăng trưởng khi đầu tư vào các sản phẩm và công nghệ để tạo ra trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng trên khắp hành tinh".
CEO của Grab, Anthony Tan cho biết việc thâu tóm Uber "đánh dấu sự khởi đầu của một kỷ nguyên mới".
"Cùng với việc sáp nhập Uber, chúng tôi đang ở trong vị trí tốt hơn để thực hiện cam kết phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn."
Sự cạnh tranh trong ứng dụng gọi xe đã trở nên khốc liệt, dẫn đến việc chạy đua giảm giá và khuyến mãi cho khách hàng và người lái xe khiến lợi nhuận của các hãng giảm đi.
Nhưng việc hợp nhất này đã được dự báo sau khi tập đoàn Softbank của Nhật đầu tư lớn vào Uber hồi đầu năm nay.
SoftBank là nhà đầu tư lớn của một số đối thủ của Uber gồm Grab, Didi Chuxing của Trung Quốc và Ola của Ấn Độ.
Tập đoàn Softbank được cho rằng thúc đẩy việc hợp nhất để cải thiện doanh thu.
Grab hoạt động tại tám quốc gia trong đó có Singapore, Malaysia, Indonesia và Việt Nam.
Trong một cuộc phỏng vấn với BBC hồi tháng 2/2018, ông chủ của Grab nói hãng này muốn người dùng sử dụng dịch vụ của họ nhiều hơn trong cuộc sống hàng ngày và mở rộng dịch vụ giao đồ ăn.
"Chúng tôi muốn là app giúp quý vị mua cà phê, kiếm được điểm thưởng và sau đó mua bữa trưa và được giao tận nơi, tránh cho quý vị bị kẹt xe ngoài đường," ông Tan nói.
Dự kiến việc sáp nhập sẽ giúp ứng dụng GrabFood sẽ mở rộng từ hai lên bốn nước Đông Nam Á vào quý tới, thông cáo của Grab viết.
Theo BBC