Thua lỗ, Uber bán doanh nghiệp của mình cho đối thủ Trung Quốc
Đại diện của Didi Chuxing nói, Uber China sẽ giữ lại thương hiệu của mình và Uber toàn cầu sẽ nhận được 5,9% cổ phần của công ty mới sáp nhập này.
- Gọi UberPool trực tiếp từ Facebook Messenger
- Cơ chế tính giá trước của Uber không đảm bảo giữ nguyên giá
- Lyft và Uber thử nghiệm đưa hàng thực phẩm xanh với Walmart
- Toyota đầu tư cho Uber
- Dịch vụ motor taxi của Uber tạm thời ngưng hoạt động
- Người Việt làm Giám đốc Công nghệ của Uber
- Treo giải 10.000 USD, Uber muốn tuyển hacker tìm ra lỗi bảo mật
- VNG, Google, Uber, Microsoft... bàn về khởi nghiệp ở Việt Nam
- Những sản phẩm số tiêu biểu năm 2007
Uber China được ra mắt vào năm 2014 nhưng cho đến nay vẫn không thu được lợi nhuận
Hai công ty cạnh tranh mạnh mẽ trong thời gian qua nhưng Didi Chuxing đã thống trị thị trường taxi ở Trung Quốc.
Didi Chuxing nói, công ty này đã phục vụ 14 triệu chuyến đi mỗi ngày và chiếm 87% thị phần tại Trung Quốc.
Công ty được hỗ trợ bởi hai gã không lồ Internet là Tencent và Alibaba. Đồng thời Didi Chuxing cũng đang đầu tư vào Lyft, một ứng dụng đặt taxi của khác là đối thủ của Uber.
"Chinh phục thị trường Trung Quốc trở nên quá đắt đỏ với Uber," ông Duncan Clark, Chủ tịch Hội tư vấn tại Bắc Kinh (BDA), nói với BBC.
"Nhiều người đã nhìn thấy nó như là một trở ngại cho việc phát hành cổ phiếu của công ty.”
Mặc dù đã có chủ đầu tư là ứng dụng tìm kiếm Baidu, Uber vẫn gặp khó khăn trong việc thâm nhập vào thị trường Trung Quốc.
Vào tháng 2 vừa qua, công ty thừa nhận đã lỗ 1 tỷ USD tại Trung Quốc trong việc chi một khoản tiền lớn trong chương trình giảm giá cước. "Một điều cần xem xét cẩn thận là tác động khi các khoản khuyến mãi biến mất người tiêu dùng sẽ nhận ra rất nhanh", ông Clark nói thêm.
Sự cạnh tranh khốc liệt đã khiến cả hai công ty cần rất nhiều trợ cấp cho cuộc hành trình của họ. Việc sáp nhập giúp giảm thiểu các khoản trợ cấp này.
Thỏa thuận với Didi Chuxing được ký kết chỉ vài ngày sau khi Trung Quốc đồng ý đưa ra quy định pháp lý cho các ứng dụng đặt taxi. Cả Uber và Didi đều hoan nghênh quyết định này, sau khi phải hoạt động trong vùng tranh tối tranh sáng ở Trung Quốc.
Trong khi các ứng dụng trở nên rất phổ biến, họ đã làm suy yếu kinh doanh của các hãng taxi bình thường khác và khiến các tài xế taxi lên tiếng biểu tình.
Các quy định mới sẽ có hiệu lực vào ngày 1/11 đồng thời sẽ cấm các hoạt động nằm dưới mức giá chung; và nhà nước cũng có khả năng sẽ hạn chế phạm vi cung cấp các khoản khuyến mãi.
telecomit.vn theo BBC