Ứng dụng Việt cho smartphone đã thiếu lại còn còn yếu
06:19, 01/05/2012
Trong khi các công ty ứng dụng di động nước ngoài kiếm lợi cả trăm triệu đô từ các kho ứng dụng di động AppStore, Google Play thì dường như doanh nghiệp Việt vẫn giậm chân tại chỗ, bất kể sức sáng tạo của lập trình viên Việt là vô hạn.
Rỏ dãi nhìn thiên hạ kiếm tiền
Nhắc đến câu chuyện viết ứng dụng di động đem bán, anh Lê Trường Xuân, giám đốc một công ty phần mềm vẫn cay đắng: "Vốn hoạt động lâu năm trong lĩnh vực phần mềm nên công ty mình có nhiều nhân sự giàu kinh nghiệm, đã có đợt 'bốc' được mấy cậu rất khá đạt giải trong cuộc thi Việt Nam Mobile Game. Vậy mà, làm được một thời gian thì chưa được sản phẩm nào ra ngô ra khoai đã bị một nhà phát hành game nước ngoài 'hớt' mất".
Việc chảy máu chất xám trong doanh nghiệp phần mềm Việt vốn là một căn bệnh trầm kha thì nay, trong lĩnh vực ứng dụng di động, nó càng trở nên nhức nhối hơn bao giờ hết.
Thiếu cơ sở đào tạo bài bản, thiếu đầu vào, thiếu đầu ra, thiếu cả kinh phí hoạt động... là những lời giải thích tưởng chừng khó nghe nhưng lại đầy sức thuyết phục ở thực trạng các công ty phần mềm trong nước.
Anh Xuân cho biết: "Nhìn thấy doanh nghiệp nước ngoài họ kiếm tiền thèm thật. Người Việt mình cũng giỏi, cũng sáng tạo nhưng với tình trạng hiện nay thì để làm được một sản phẩm đem đi bán e là rất khó".
Chi phí cho một game/ứng dụng đạt chất lượng để có thể kinh doanh trên AppStore hay Google Play vào khoảng 100.000 USD. Chi phí này bao gồm cả đầu tư về cơ sở hạ tầng, đội ngũ từ 5 đến 10 người gồm cả đồ hoạ và coder, marketing cũng như các chi phí truyền thông. Tuy nhiên thực tế thì không phải công ty nào cũng đủ lực để duy trì khi mà không rõ doanh số sản phẩm bán ra được bao nhiêu.
Ngoài ra, nhiều công ty phần mềm tỏ ra "ngại" khi tham gia vào các thị trường mới mẻ này. Lý do họ đưa ra là việc đăng ký tài khoản lằng nhằng, hệ thống thanh khoản qua thẻ chưa phổ biến hay nhiều lý do trời ơi đất hỡi khác.
Việc chảy máu chất xám trong doanh nghiệp phần mềm Việt vốn là một căn bệnh trầm kha thì nay, trong lĩnh vực ứng dụng di động, nó càng trở nên nhức nhối hơn bao giờ hết.
Thiếu cơ sở đào tạo bài bản, thiếu đầu vào, thiếu đầu ra, thiếu cả kinh phí hoạt động... là những lời giải thích tưởng chừng khó nghe nhưng lại đầy sức thuyết phục ở thực trạng các công ty phần mềm trong nước.
Anh Xuân cho biết: "Nhìn thấy doanh nghiệp nước ngoài họ kiếm tiền thèm thật. Người Việt mình cũng giỏi, cũng sáng tạo nhưng với tình trạng hiện nay thì để làm được một sản phẩm đem đi bán e là rất khó".
Chi phí cho một game/ứng dụng đạt chất lượng để có thể kinh doanh trên AppStore hay Google Play vào khoảng 100.000 USD. Chi phí này bao gồm cả đầu tư về cơ sở hạ tầng, đội ngũ từ 5 đến 10 người gồm cả đồ hoạ và coder, marketing cũng như các chi phí truyền thông. Tuy nhiên thực tế thì không phải công ty nào cũng đủ lực để duy trì khi mà không rõ doanh số sản phẩm bán ra được bao nhiêu.
Ngoài ra, nhiều công ty phần mềm tỏ ra "ngại" khi tham gia vào các thị trường mới mẻ này. Lý do họ đưa ra là việc đăng ký tài khoản lằng nhằng, hệ thống thanh khoản qua thẻ chưa phổ biến hay nhiều lý do trời ơi đất hỡi khác.
Chợ ứng dụng AppStore, Google Play hoàn toàn thiếu vắng các ứng dụng Việt có khả năng chinh phục thị trường quốc tế.
Bài học thành công nhiều, học tập được bao nhiêu?
Kinh doanh và thành công trên AppStore hay Google Play là một câu chuyện vừa khó nhưng lại vừa dễ. Lấy ví dụ game Angry Birds của nhà phát hành Phần Lan Rovio, chỉ là những màn tương tác đơn giản, dựa trên mô-típ rất cổ điển trong những game tương tác vật lý cho đến nay đã đem về cho nhà phát hành này hàng trăm triệu USD lợi nhuận.
Trong một phỏng vấn gần đây với ông Raine Mäki, Quản lý của Rovio cho biết, việc tạo nên những phần chơi trong Angry Birds rất đơn giản vì nguyên liệu của tất cả các màn chơi đều có sẵn. Quan trọng là tính sáng tạo của đội ngũ xây dựng game cũng như thiết kế đồ hoạ đẹp mắt, hoàn thiện thành các màn chơi hoàn chỉnh mà thôi.
Nói về tính sáng tạo, người Việt luôn được đánh giá là những lao động có tư chất trong các ngành thiết kế và lập trình. Bản thân nhà sản xuất game di động lớn nhất thế giới Gameloft hiện cũng đang đặt văn phòng và đội ngũ sản xuất tại Việt Nam với nhiều dự án cho các tựa game "đỉnh". Các game này sẽ được phát hành toàn cầu trên các hệ di động từ iPhone cho tới Samsung Galaxy S II.
Một vài tấm gương thành công gần đây có thể kể tới ứng dụng Color của một công ty do người Mỹ gốc Việt - Bill Nguyen điều hành. Xuất phát từ những ý tưởng tình cờ, đến nay ứng dụng của ông đã phát hành trên App Store và Google Play với hàng triệu lượt tải cũng như nhận về số tiền đầu tư lên tới hàng chục triệu USD.
Thuộc dòng ứng dụng chụp ảnh và chia sẻ lên các kênh mạng xã hội, Color được đánh giá là một phần mềm có tính kết nối cao với các tính năng liên kết độc đáo giữa những người dùng theo nhóm. Đây cũng chính là một trong những yếu tố thành công mà Instagram - một ứng dụng vừa được Facebook mua lại với giá 1 tỷ USD.
Trong một phương diện khác, cách đây ít lâu giới mê game cũng hoàn toàn bất ngờ trước sự xuất hiện của tựa game A.I.R Defense tại App Store. Lượt tải của A.I.R Defense tăng lên rất nhanh và được hẳn nhà phát hành Chillingo đứng ra làm phân phối. Nhưng ít ai biết trò chơi trên iPhone này lại do một công ty Việt Nam sản xuất.
Được phát triển bởi đội ngũ người Việt và trụ sở đặt tại TP.Hồ Chí Minh, công ty này hiện cũng là đơn vị đang sản xuất khá nhiều đầu game, ứng dụng di động và đáng kể nhất là trong đợt thống kê năm ngoái của Nokia Ovi Store, các ứng dụng của đơn vị này đạt hơn 1 triệu lượt tải từ người dùng.
Điểm xuyết lại những thành công ấy, một điều nhãn tiền ta có thể thấy là hầu như những thành quả triệu đô đều tới từ những ý tưởng và thiết kế, đơn giản từ màu sắc cho đến cách tiếp cận người sử dụng ở cách chơi, cách dùng.
Một giám đốc công ty phần mềm nước ngoài đã từng nhận định: "Việt Nam là quốc gia với nguồn nhân lực đầy tiềm năng trong mảng ứng dụng di động, nhưng 99% các công ty phần mềm nội địa chưa tận dụng được tốt tiềm năng to lớn này".
Ý tưởng tốt, khả năng lập trình đẳng cấp, thiết kế đồ hoạ không thua kém... nhưng câu hỏi về một sự thành công mang tính toàn diện của nền công nghiệp ứng dụng di động tại Việt Nam vẫn là một nỗi băn khoăn khó lý giải. Và trước khi giải được câu hỏi ấy, nhiều lập trình viên vẫn luẩn quẩn mãi với suy nghĩ: "Tại sao mình vẫn nghèo?" trong khi những tiềm năng quý giá vẫn không được khai thác.
Trong một phỏng vấn gần đây với ông Raine Mäki, Quản lý của Rovio cho biết, việc tạo nên những phần chơi trong Angry Birds rất đơn giản vì nguyên liệu của tất cả các màn chơi đều có sẵn. Quan trọng là tính sáng tạo của đội ngũ xây dựng game cũng như thiết kế đồ hoạ đẹp mắt, hoàn thiện thành các màn chơi hoàn chỉnh mà thôi.
Nói về tính sáng tạo, người Việt luôn được đánh giá là những lao động có tư chất trong các ngành thiết kế và lập trình. Bản thân nhà sản xuất game di động lớn nhất thế giới Gameloft hiện cũng đang đặt văn phòng và đội ngũ sản xuất tại Việt Nam với nhiều dự án cho các tựa game "đỉnh". Các game này sẽ được phát hành toàn cầu trên các hệ di động từ iPhone cho tới Samsung Galaxy S II.
Một vài tấm gương thành công gần đây có thể kể tới ứng dụng Color của một công ty do người Mỹ gốc Việt - Bill Nguyen điều hành. Xuất phát từ những ý tưởng tình cờ, đến nay ứng dụng của ông đã phát hành trên App Store và Google Play với hàng triệu lượt tải cũng như nhận về số tiền đầu tư lên tới hàng chục triệu USD.
Thuộc dòng ứng dụng chụp ảnh và chia sẻ lên các kênh mạng xã hội, Color được đánh giá là một phần mềm có tính kết nối cao với các tính năng liên kết độc đáo giữa những người dùng theo nhóm. Đây cũng chính là một trong những yếu tố thành công mà Instagram - một ứng dụng vừa được Facebook mua lại với giá 1 tỷ USD.
Trong một phương diện khác, cách đây ít lâu giới mê game cũng hoàn toàn bất ngờ trước sự xuất hiện của tựa game A.I.R Defense tại App Store. Lượt tải của A.I.R Defense tăng lên rất nhanh và được hẳn nhà phát hành Chillingo đứng ra làm phân phối. Nhưng ít ai biết trò chơi trên iPhone này lại do một công ty Việt Nam sản xuất.
Được phát triển bởi đội ngũ người Việt và trụ sở đặt tại TP.Hồ Chí Minh, công ty này hiện cũng là đơn vị đang sản xuất khá nhiều đầu game, ứng dụng di động và đáng kể nhất là trong đợt thống kê năm ngoái của Nokia Ovi Store, các ứng dụng của đơn vị này đạt hơn 1 triệu lượt tải từ người dùng.
Điểm xuyết lại những thành công ấy, một điều nhãn tiền ta có thể thấy là hầu như những thành quả triệu đô đều tới từ những ý tưởng và thiết kế, đơn giản từ màu sắc cho đến cách tiếp cận người sử dụng ở cách chơi, cách dùng.
Một giám đốc công ty phần mềm nước ngoài đã từng nhận định: "Việt Nam là quốc gia với nguồn nhân lực đầy tiềm năng trong mảng ứng dụng di động, nhưng 99% các công ty phần mềm nội địa chưa tận dụng được tốt tiềm năng to lớn này".
Ý tưởng tốt, khả năng lập trình đẳng cấp, thiết kế đồ hoạ không thua kém... nhưng câu hỏi về một sự thành công mang tính toàn diện của nền công nghiệp ứng dụng di động tại Việt Nam vẫn là một nỗi băn khoăn khó lý giải. Và trước khi giải được câu hỏi ấy, nhiều lập trình viên vẫn luẩn quẩn mãi với suy nghĩ: "Tại sao mình vẫn nghèo?" trong khi những tiềm năng quý giá vẫn không được khai thác.
Theo Vương Long - Vietnamnet
Trải nghiệm bắn súng thật tại gian hàng của Viettel trong Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024
Đề xuất tiêu chí chức danh chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành lĩnh vực công nghiệp quốc phòng, an ninh