VNPT: quyết tâm đưa 2G và 3G VinaPhone lên đỉnh Fansipan
00:12, 05/03/2015
(Telecom&IT) - Trạm BTS (2G và 3G) trên đỉnh núi Fansipan đã chính thức được ‘‘nhấn nút” phát sóng vào 16h30 ngày 10/1/2015 với nỗ lực và quyết tâm to lớn của tập thể...
Trạm có bán kính phủ sóng vào khoảng 3- 4km, tốc độ truy cập 3G lên đến 42Mbps, dịch vụ di động và Internet ở độ cao 3.143m so với mặt biển của VinaPhone và VNPT đã sẵn sàng được cung cấp cho người dùng.Những ngày không bao giờ quên
Đúng theo kế hoạch, vào 9 giờ 00 sáng ngày 7/1, Tổ triển khai lắp đặt Trạm BTS Fansipan đã bắt đầu xuất phát từ Trạm Tôn, để tới vị trí tập kết và lắp đặt thiết bị vào lúc 16 giờ 00.
Tại đây; mỗi người mỗi việc; người thì làm việc với Ban Quản lý Cáp treo Fansipan để chuẩn bị hậu cần cho cả đoàn; người thì kiểm kê, khuân vác và bảo quản thiết bị; người thì chuẩn bị bữa tối.... Khi đó, đỉnh Fansipan đã bắt đầu trở lạnh với nhiệt độ chỉ còn khoảng 10 độ C và gió cấp II.
Ngày thứ hai, 8/1, trời bỗng đỗ mưa to, lạnh và gió rất mạnh. Lúc này, nhiệt độ xuống khoảng 5 độ, và xuất hiện băng giá. Tuy nhiên, để đảm bảo tiến độ, 6 cán bộ trong Tổ vẫn tiến hành dựng cột ăng-ten, lắp nhà đặt thiết bị và chuyển thiết bị vào nhà trạm.
Địa điểm dựng cột ăng-ten nằm ở sườn núi dốc 45 độ; không có điểm bám; cột trống lại cộng với gió cấp 3, 4 nên việc dựng cột gặp rất nhiều trở ngại. Không những vậy, việc khoan và đóng cọc cũng vô cùng khó khăn do dưới lớp thực bì khoảng 60cm - 80 cm lại là núi đá.
Ngày thứ ba, 9/1, nhiệt độ xuống thấp còn 2 độ C; trời tiếp tục mưa và băng giá phủ khắp vùng. Dù vậy nhưng cả Tổ vẫn quyết tâm tiếp tục triển khai công việc mặc cho hai bàn tay lạnh cóng, tấy đỏ, mất cảm giác và quần áo ướt sũng.
Đêm mùng 9, mưa vẫn không ngớt và tuyết rơi mỗi lúc một dày. Nhiệt độ ngoài trời xuống còn - 2 độ C, nhiệt độ nước đóng băng là -5 độ C. Để giữa ấm cho cơ thể, các cán bộ trong đoàn nằm nghiêng sát nhau cho đỡ lạnh và đủ chỗ cho mọi người trong một lán nhỏ 10 mét vuông.
Ngày thứ tư - 10/1, cả triền núi chỉ còn màu trắng của lớp tuyết dày từ 40 đến 50cm với nhiệt độ– 3 độC, và trời vẫn mưa không ngớt. Vì tiến độ công việc, bất chấp cái lạnh cắt da cắt thịt, 6 cán bộ trong đoàn vẫn miệt mài lắp đặt Anten, feeder, thiết bị 2G + 3G, hệ thống điện nội trạm, kéo đường điện AC.
Sau 5 giờ làm việc liên tục ngoài trời, mặt mũi của cả 6 người đều đỏ lựng và nước mũi chảy liên tục đến mức không thể kiểm soát nổi do dị ứng thời tiết.
Đến 13 giờ cả nhóm nghỉ tay ăn trưa rồi lại tiếp tục công việc. Mặc dù làm việc trong điều kiện khắc nghiệt nhất, nhưng tất cả đều cẩn trọng, kỹ lưỡng đến từng chi tiết, làm đến đâu chắc đến đó, và quyết không để xảy ra sơ suất.
Đến 16 giờ 30, trạm Node B trên đỉnh Fansipan đã phát đi tín hiệu đầu tiên trong sự nghẹn ngào, vui sướng của cả nhóm giữa không gian mênh mông tuyết trắng cùng lá cờ tổ quốc phấp phới tung bay trên cột ăng-ten. Nhà khai thác viễn thông VNPT chính thức trở thành nhà cung cấp dịch vụ viễn thông đầu tiên trên nóc nhà của Đông Dương.
Ngày thứ năm - 11/1, tổ hoàn thiện các công việc còn tồn tại, lắp đặt đường Internet cho BQL dự án. Mọi công việc đã hoàn tất. Đến 13 giờ 30 cùng ngày đoàn công tác di chuyển về Trạm Tôn an toàn, và kết thúc chuyến công tác đáng nhớ.
Không chỉ phục vụ cho SXKD mà còn cho công tác an ninh, quốc phòng
Đây là công trình trọng điểm, nhưng có vị trí lắp đặt hết sức khó khăn và phức tạp nên phương án truyền dẫn đã được VNPT Lào Cai tập trung chuẩn bị rất kỹ lưỡng.
Đội ngũ tham gia dự án gồm 9 cán bộ kỹ thuật tinh nhuệ, nhiều kinh nghiệm nhất đảm trách và đích thân Giám đốc Trung tâm Điều hành Thông tin Nguyễn Văn Thủy phụ trách vai trò Tổ trưởng.
Chia sẻ về những khó khăn, vất vả đã trải qua, anh Phạm Mạnh Long, cán bộ Kỹ thuật Trung tâm Điều hành Thông tin VNPT Lào Cai cho biết: “Do ở vị trí cao nên nước sinh hoạt rất hạn chế, buổi sáng, mỗi người được 1 ca nhỏ để đánh răng, rửa mặt; buổi chiều cũng chỉ được 1 - 2 ca nước để vệ sinh cá nhân. Có những hôm, nước ăn không có do đường ống bị đóng băng, anh em trong Tổ phải lấy chậu ra rung cây để lấy băng vào nấu cơm và sinh hoạt cá nhân”.
Sau 2 ngày phát sóng, BTS có dấu hiệu tắc nghẽn. Không ngại khó nhọc, ngày 16/1, 2 cán bộ kỹ thuật được cử lên lại Trạm để thực hiện nâng cấp và phối hợp với Trung tâm Kinh doanh triển khai bán sim, thẻ và tư vấn sử dụng dịch vụ cho công nhân của các nhà thầu đang thi công tại nhà ga T4 - T5. Sau hai ngày triển khai, trên 400 thuê bao đã được kích hoạt tại khu vực này.
Phó giám đốc VNPT Lào Cai, ôngTrần Văn Quân cho biết: “Trước đây, việc triển khai thông tin liên lạc trong lĩnh vực an ninh quốc phòng, phòng chống cháy rừng, kiểm soát nông lâm sản, tình kiếm cứu nạn tại Vườn quốc gia Hoàng Liên diễn ra hết sức khó khan và mất nhiều thời gian xử lý dẫn tới hiệu quả không như mong muốn. Còn hiện nay, BTS sẽ góp phần phục vụ tích cực, và hiệu quả cho những lĩnh vực này’’.
Bên cạnh đó, BTS sẽ còn góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế du lịch tại địa phương như tổ chức khám phá, nghiên cứu hệ động thực vật tại Rừng quốc gia Hoàng Liên.
Trạm có bán kính phủ sóng vào khoảng 3- 4km, tốc độ truy cập 3G lên đến 42Mbps, dịch vụ di động và Internet ở độ cao 3.143m so với mặt biển của VinaPhone và VNPT đã sẵn sàng được cung cấp cho người dùng.
Những ngày không bao giờ quên
Đúng theo kế hoạch, vào 9 giờ 00 sáng ngày 7/1, Tổ triển khai lắp đặt Trạm BTS Fansipan đã bắt đầu xuất phát từ Trạm Tôn, để tới vị trí tập kết và lắp đặt thiết bị vào lúc 16 giờ 00.
Tại đây; mỗi người mỗi việc; người thì làm việc với Ban Quản lý Cáp treo Fansipan để chuẩn bị hậu cần cho cả đoàn; người thì kiểm kê, khuân vác và bảo quản thiết bị; người thì chuẩn bị bữa tối.... Khi đó, đỉnh Fansipan đã bắt đầu trở lạnh với nhiệt độ chỉ còn khoảng 10 độ C và gió cấp II.
Ngày thứ hai, 8/1, trời bỗng đỗ mưa to, lạnh và gió rất mạnh. Lúc này, nhiệt độ xuống khoảng 5 độ, và xuất hiện băng giá. Tuy nhiên, để đảm bảo tiến độ, 6 cán bộ trong Tổ vẫn tiến hành dựng cột ăng-ten, lắp nhà đặt thiết bị và chuyển thiết bị vào nhà trạm.
Địa điểm dựng cột ăng-ten nằm ở sườn núi dốc 45 độ; không có điểm bám; cột trống lại cộng với gió cấp 3, 4 nên việc dựng cột gặp rất nhiều trở ngại. Không những vậy, việc khoan và đóng cọc cũng vô cùng khó khăn do dưới lớp thực bì khoảng 60cm - 80 cm lại là núi đá.
Ngày thứ ba, 9/1, nhiệt độ xuống thấp còn 2 độ C; trời tiếp tục mưa và băng giá phủ khắp vùng. Dù vậy nhưng cả Tổ vẫn quyết tâm tiếp tục triển khai công việc mặc cho hai bàn tay lạnh cóng, tấy đỏ, mất cảm giác và quần áo ướt sũng.
Đêm mùng 9, mưa vẫn không ngớt và tuyết rơi mỗi lúc một dày. Nhiệt độ ngoài trời xuống còn - 2 độ C, nhiệt độ nước đóng băng là -5 độ C. Để giữa ấm cho cơ thể, các cán bộ trong đoàn nằm nghiêng sát nhau cho đỡ lạnh và đủ chỗ cho mọi người trong một lán nhỏ 10 mét vuông.
Ngày thứ tư - 10/1, cả triền núi chỉ còn màu trắng của lớp tuyết dày từ 40 đến 50cm với nhiệt độ– 3 độC, và trời vẫn mưa không ngớt. Vì tiến độ công việc, bất chấp cái lạnh cắt da cắt thịt, 6 cán bộ trong đoàn vẫn miệt mài lắp đặt Anten, feeder, thiết bị 2G + 3G, hệ thống điện nội trạm, kéo đường điện AC.
Sau 5 giờ làm việc liên tục ngoài trời, mặt mũi của cả 6 người đều đỏ lựng và nước mũi chảy liên tục đến mức không thể kiểm soát nổi do dị ứng thời tiết.
Đến 13 giờ cả nhóm nghỉ tay ăn trưa rồi lại tiếp tục công việc. Mặc dù làm việc trong điều kiện khắc nghiệt nhất, nhưng tất cả đều cẩn trọng, kỹ lưỡng đến từng chi tiết, làm đến đâu chắc đến đó, và quyết không để xảy ra sơ suất.
Đến 16 giờ 30, trạm Node B trên đỉnh Fansipan đã phát đi tín hiệu đầu tiên trong sự nghẹn ngào, vui sướng của cả nhóm giữa không gian mênh mông tuyết trắng cùng lá cờ tổ quốc phấp phới tung bay trên cột ăng-ten. Nhà khai thác viễn thông VNPT chính thức trở thành nhà cung cấp dịch vụ viễn thông đầu tiên trên nóc nhà của Đông Dương.
Ngày thứ năm - 11/1, tổ hoàn thiện các công việc còn tồn tại, lắp đặt đường Internet cho BQL dự án. Mọi công việc đã hoàn tất. Đến 13 giờ 30 cùng ngày đoàn công tác di chuyển về Trạm Tôn an toàn, và kết thúc chuyến công tác đáng nhớ.
Không chỉ phục vụ cho SXKD mà còn cho công tác an ninh, quốc phòng
Đây là công trình trọng điểm, nhưng có vị trí lắp đặt hết sức khó khăn và phức tạp nên phương án truyền dẫn đã được VNPT Lào Cai tập trung chuẩn bị rất kỹ lưỡng.
Đội ngũ tham gia dự án gồm 9 cán bộ kỹ thuật tinh nhuệ, nhiều kinh nghiệm nhất đảm trách và đích thân Giám đốc Trung tâm Điều hành Thông tin Nguyễn Văn Thủy phụ trách vai trò Tổ trưởng.
Chia sẻ về những khó khăn, vất vả đã trải qua, anh Phạm Mạnh Long, cán bộ Kỹ thuật Trung tâm Điều hành Thông tin VNPT Lào Cai cho biết: “Do ở vị trí cao nên nước sinh hoạt rất hạn chế, buổi sáng, mỗi người được 1 ca nhỏ để đánh răng, rửa mặt; buổi chiều cũng chỉ được 1 - 2 ca nước để vệ sinh cá nhân. Có những hôm, nước ăn không có do đường ống bị đóng băng, anh em trong Tổ phải lấy chậu ra rung cây để lấy băng vào nấu cơm và sinh hoạt cá nhân”.
Sau 2 ngày phát sóng, BTS có dấu hiệu tắc nghẽn. Không ngại khó nhọc, ngày 16/1, 2 cán bộ kỹ thuật được cử lên lại Trạm để thực hiện nâng cấp và phối hợp với Trung tâm Kinh doanh triển khai bán sim, thẻ và tư vấn sử dụng dịch vụ cho công nhân của các nhà thầu đang thi công tại nhà ga T4 - T5. Sau hai ngày triển khai, trên 400 thuê bao đã được kích hoạt tại khu vực này.
Phó giám đốc VNPT Lào Cai, ôngTrần Văn Quân cho biết: “Trước đây, việc triển khai thông tin liên lạc trong lĩnh vực an ninh quốc phòng, phòng chống cháy rừng, kiểm soát nông lâm sản, tình kiếm cứu nạn tại Vườn quốc gia Hoàng Liên diễn ra hết sức khó khan và mất nhiều thời gian xử lý dẫn tới hiệu quả không như mong muốn. Còn hiện nay, BTS sẽ góp phần phục vụ tích cực, và hiệu quả cho những lĩnh vực này’’.
Bên cạnh đó, BTS sẽ còn góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế du lịch tại địa phương như tổ chức khám phá, nghiên cứu hệ động thực vật tại Rừng quốc gia Hoàng Liên.